image banner
Lào Cai 28° - 29°
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ và các ngành hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025

         Nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành hàng hữu cơ chủ lực, tiềm năng phù hợp với điều kiện địa phương năm 2025, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản hữu cơ của tỉnh, gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngành Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành kế hoạch, trong đó triển khai một số giải pháp:

anh tin bai

Ảnh: Thu hái chè (nguồn Báo LC)

         1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước: (i)Triển khai có hiệu quả chính sách của Trung ương và của tỉnh Lào Cai về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo theo đúng quy định. Tổ chức rà soát cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại địa phương. (ii) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: Giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại...; Thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ và chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp, đáp ứng với tiêu chuẩn đã được chứng nhận khi lưu thông trên thị trường. (iii) Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, giám sát quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ; triển khai phần mềm, hệ thống dữ liệu số phục vụ công tác quản lý chất lượng nông sản hữu cơ.

         2. Giải pháp về tổ chức sản xuất : (i)Tăng cường thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn được hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Trung ương, của tỉnh nhằm tạo thêm nguồn lực giúp doanh nghiệp, hợp tác xã duy trì và phát triển sản xuất. (ii) Tiếp tục lựa chọn vùng sản xuất, sản phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ, đồng thời có sự tham gia của doanh nghiệp theo chuỗi liên kết và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; ưu tiên phát triển sản xuất hữu cơ tại các vùng có sẵn nền tảng như: Diện tích, sản phẩm đã được chứng nhận, có doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, có chuỗi cung ứng ổn định hoặc tiềm năng phát triển thị trường. (iii) Triển khai có hiệu quả các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ từ nguồn vốn các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, dự án hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài…để mở rộng diện tích sản xuất và tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của tỉnh. (iv) Gắn việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với thực hiện Tiêu chí về xây dựng vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực, đảm bảo truy suất nguồn gốc và theo tiêu chuẩn, chất lượng được chứng nhận thuộc Chương trình xây dựng NTM tại các xã có điều kiện phù hợp về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

         3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật: (i) Tổ chức duy trì những diện tích đã được chứng nhận hữu cơ, phát triển mở rộng diện tích mới và thực hiện các biện pháp canh tác chuyển đổi đối với các vùng sản xuất có đủ điều kiện để sản xuất hữu cơ theo quy định; các yêu cầu của Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 11041-2017) đối với từng lĩnh vực và từng giai đoạn. (ii) Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu khoa học xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn hữu cơ cho các sản phẩm chủ lực làm cơ sở kỹ thuật cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn áp dụng, chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ. (iii) Tập huấn chuyển giao kỹ thuật về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. (iv)Đẩy mạnh triển khai đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng khoa học ‑ công nghệ, mô hình khuyến nông về sử dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

         4. Giải pháp về xúc tiến thương mại: (i) Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm hữu cơ theo chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. (ii) Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như: Tham gia tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại giao dịch điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn…;(iii) Tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm hữu cơ thông qua hội chợ, triển lãm, tuần lễ nông sản, chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

 

Tuyết Nhung – Phòng TT& PTTT
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập