image banner
Lào Cai 28° - 30°
Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại Lúa xuân năm 2025

         Vụ xuân năm 2025, toàn tỉnh gieo cấy 9.598 ha lúa. Hiện nay, lúa xuân vùng thấp đang giai đoạn mẫn cảm và quyết định năng suất, trà sớm giai đoạn trỗ - ngậm sữa, một số diện tích cực sớm giai đoạn chắc xanh (xã Bản Qua, huyện Bát Xát); Trà chính vụ, giai đoạn đứng cái – làm đòng. Thời gian qua thời tiết có nắng, mưa xen kẽ, trời âm u, độ ẩm không khí cao, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu, bệnh phát sinh và gây hại trên cây lúa. Theo quy luật phát sinh phát triển và gây hại của sinh vật hại, thời điểm giữa tháng 5- đầu tháng 6 là thời kỳ cao điểm của sâu bệnh gây hại trên lúa vùng thấp;

         Để bảo vệ an toàn cho sản xuất, Chi cục Thú y và Bảo vệ thực vật hướng dẫn bà con biện pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại lúa Xuân năm 2025, cụ thể:

         - Đối với bệnh đạo ôn:

         + Khi ruộng chớm nhiễm bệnh cần ngừng việc bón phân đạm và bón phân qua lá (chỉ bón phân lại khi lá mới mọc và không có vết bệnh) giữ đủ nước ruộng và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị để phun trừ bệnh; Đối với những diện tích bị nhiễm bệnh nặng cần vơ bỏ lá bệnh tiêu hủy, đồng thời sử dụng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày. Có thể lựa chọn một số loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn hại lúa, như: Fu-Army 40EC, Fuji-one 40EC, BanKan 600WP, Katana 20SC, Filia 525SE ...

anh tin bai

Hình ảnh: Bệnh đạo ôn gây hại trên cổ lá đòng, cổ bông

         + Riêng đối với một số diện tích lúa trà sớm cấy các giống nhiễm như Séng cù, BC 15...đang giai đoạn làm đòng, cần thường xuyên theo dõi đồng ruộng, khi lúa bắt đầu trỗ cần chủ động phun thuốc phòng ngừa bệnh hại trên cổ bông 2 lần:

           Lần 1 phun khi lúa bắt đầu trỗ thấp tho khoảng 5%; phun nhắc lại lần 2 sau khi lúa đã trỗ đều (sau lần 1 từ 7-10 ngày).

         Lưu ý: Nên luân phiên thay đổi loại thuốc giữa các lần phun để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh.

         - Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Kiểm tra, khoanh vùng diện tích nhiễm, phun thuốc phòng trừ khi mật độ rầy từ 3 con/dảnh trở lên và khi còn tuổi nhỏ (rầy cám) bằng các loại thuốc  đặc trị rầy, như: Butyl 10WP, Actara 25 WG, Sutin 5EC; Vithoxam 350SC; Cheestar 50WG, Bassa 50EC, ViBassa 50 EC, Nibas 50EC... không phun thuốc tràn lan hoặc phun thuốc khi mật độ rầy thấp;

anh tin bai

Hình ảnh: Rầy gây hại trên lúa

         - Đối với sâu đục thân: Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện thấy trưởng thành (bướm) sâu đục thân trên đồng ruộng với mật độ trùng bình từ 0,5 con/m2 thì sau 5 - 7 ngày, sử dụng thuốc BVTV để phun trừ (có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu lưu dẫn và nội hấp như: Silsau 10WP, Padan 95SP, Virtako 40WG, Angun 5WG, 5ME...).

anh tin bai

         - Đối với bọ xít dài: Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện bọ xít dài với mật độ từ 3c/m2 tiến hành phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc như: Soka 25 EC, Vidifen 40EC, Eska 250EC, Vifel 50 EC, …

anh tin bai

Hình ảnh: Bọ xít dài gây hại trên lúa

         Lưu ý: Nồng độ, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chỉ sử dụng các loại thuốc trong danh mục và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch sản phẩm; không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái./.

 

Nguyễn Thị Thanh Nga - CHI CỤC THÚ Y VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT LÀO CAI
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập