image banner
Lào Cai 26° - 27°
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Trong việc đẩy mạnh công tác QLCL NLTS và ATTP theo chuỗi gắn với chế biến sâu và tăng cường xúc tiến thương mại

 

Nhiệm kỳ 2017 - 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT,  sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, đơn vị liên quan, đặc biệt là đảng viên, công chức, viên chức của Chi cục đã đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Ảnh: Đ/c Vương Tiến Sỹ - Bí thư chi bộ tham luận tại Đại hội

Đảng bộ Sở Nông nghiệp à PTNT - Nhiệm kỳ 2020 - 2025

Với chức năng, nhiệm vụ trong thời gian qua Chi bộ Chi cục đã chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản dưới nhiều hình thức , tính đến tháng 3 năm 2020 toàn tỉnh đã có 186 cơ sở cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP và 24.132 cơ sở được tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP. Công tác đảm bảo ATTP cho nhân dân được đảm bảo, không có các tụ điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn gây bức xúc trong luận xã hội. Đã xác nhận cho 72 chuỗi nông sản an toàn.; Cụ thể:

Về xây dựng chuỗi NSAT: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện đã thu hút được 58 doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm theo chuỗi với quy mô trên 19 nghìn ha liên kết và gần 20 nghìn hộ dân tham gia... Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xác nhận 72 chuỗi liên kết sản xuất quy mô trên 19.000 ha giá trị 1.620.275 triệu đồng, một số chuỗi có sản lượng lớn, chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, giá bán ổn định và được đánh giá sản phẩm OCOP hoặc các chứng chỉ nhãn hiệu bảo hộ. Đã hình thành hệ thống cung ứng nông sản ở trong tỉnh cũng như một số hệ thống siêu thị kết quả đó bước đầu khẳng định việc triển khai các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua, bước đầu đã mang lại hiệu quả; phát triển các chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực là hướng đi phù hợp, phát huy được thế mạnh, lợi thế, tiềm năng của tỉnh.

Về chế biến: Ngành chế biến nông, lâm, thủy sản Lào Cai đã góp phần tích cực để nâng cao chất lượng, giá trị cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Một số sản phẩm chế biến đặc thù của Lào Cai đã và đang trở thành sản phẩm hàng hóa được thị trường biết đến: Chè, gạo đặc sản, tương ớt, quế...với tổng số 4.921 cơ sở chế biến nông, lâm sản, trong đó: Có 90 doanh nghiệp/hợp tác xã, tạo công ăn việc làm cho khoảng 8.929 lao động, thu nhập bình quân 3,0-3,5 triệu đồng/người/tháng.

Việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại : Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông sản của tỉnh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm ưu tiên các sản phẩm đặc hữu, thế mạnh. Đến hết quý I năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã có 63 sản phẩm nông sản được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận (chỉ dẫn địa lý: 01 Chỉ dẫn địa lý Thẩm Dương; nhãn hiệu chứng nhận: 09 sản phẩm; nhãn hiệu tập thể: 53 sản phẩm); 52 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên...; đã có 60 Doanh nghiệp/HTX với 254 dòng sản phẩm được gắn mã nhận diện truy xuất nguồn gốc điện tử. Năm 2019, tỉnh tiếp tục áp dụng triển khai phần mềm Hệ thống Xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản tỉnh Lào Cai; phần mềm Hệ thống thông tin quản lý chuỗi các sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Ngoài ra còn tích cực tham gia các Hội chợ để quảng bá và kết nối tiêu thụ nông sản trên cả nước.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được công tác QLCL NLTS và ATTP theo chuỗi gắn với chế biến sâu và tăng cường xúc tiến thương mại vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn cụ thể: Nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm trong việc đảm bảo ATTP và lợi ích lâu dài của việc tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa còn hạn chế; tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm cao hơn giá cam kết thường xuyên xảy ra dẫn đến tình trạng “đứt chuỗi”; việc liên kết sản xuất chưa theo quy luật thị trường, còn tình trạng sản xuất ồ ạt, chưa đúng quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu  hay được mùa mất giá…; Chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tàu, động lực để thu hút người dân vào cuộc; các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển liên kết sản xuất tập trung theo chuỗi chưa đến được với DN/HTX.

Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ tới Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT nên quan tâm vào các khâu đột phá sau:

Một là: Tiếp tục quan tâm xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ các sản phẩm chủ lực có ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trong sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm.

Hai là: Lựa chọn được các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi liên kết vận hành một cách thông suốt, hiệu quả.

Ba là: Nhân rộng được các mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh có quy mô, hiệu quả theo mô hình chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP góp phần làm tăng giá trị kinh tế, thúc đy sản xuất, chuyn dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập của người dân và lợi ích của người tiêu dùng.

Bốn là: Đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất gắn với chế biến tạo một chuỗi khép kín.

Năm là:  Quan tâm phát triển chuỗi giá trị một số sản phẩm chủ lực gắn với chứng nhận tiêu chuẩn OCOP gồm: 1.Chuỗi giá trị sản phẩm rau ôn đới; 2.Chuỗi giá trị sản phẩm chè; 3.Chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu; 4.Chuỗi sản phẩm cây ăn quả ôn đới; 5.Chuỗi sản phẩm gạo chất lượng cao; 6.Chuỗi sản phẩm cá nước lạnh; 7. Chuỗi chăn nuôi lợn sinh học, gà đen bản địa, bò vàng vùng cao.

Với mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chính trị của chi bộ, nhiệm kỳ 2020 – 2022 còn đặt ra là: Toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong chi bộ phát huy tính “Đoàn kết – dân chủ - trí tuệ - kỷ cương – phát triển” để nâng cao năng lực lãnh đạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Đồng thời bám sát kế hoạch chỉ đạo của Đảng ủy Sở về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Chi ủy,  lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc, quy chế dân chủ của cơ quan nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, góp phần xây dựng Lào Cai ngày càng phát triển giàu đẹp./.

 

Tin khác
1 2 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập