Lào Cai triển khai lấy mẫu giám sát vi rút cúm gia cầm do CDC tài trợ 05 tháng đầu năm 2022
Thực hiện Văn bản số 13/TY-DT ngày 06/01/2022 của Cục Thú
y, về việc triển khai giám sát vi rút cúm gia cầm do CDC tài trợ năm 2022. Chi cục Chăn nuôi
và Thú y tỉnh Lào Cai lấy 140 mẫu swab gộp tại 04 chợ trên
địa bàn thành phố Lào Cai (Cốc Lếu, Nguyễn Du, Kim Tân, Phố Mới). Kết quả xét nghiệm: 133/140 mẫu âm tính; 03/140
mẫu dương tính (+) với H5N6 và 04/140 mẫu dương tính (+) với H5N1.

Phun khử
trùng tiêu độc phòng chống bệnh cúm gia cầm
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn bọc lộ một số tồn
tại và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch và lấy mẫu giám sát dịch bệnh cụ
thể như: Nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh của một số
người chăn nuôi và các hộ kinh doanh buôn bán gia cầm còn chưa được tốt như chưa
chủ động trong việc tiêm phòng cho đàn gia cầm, vệ sinh, khử trùng tiêu độc
chuồng trại, khu kinh doanh giết mổ gia cầm chưa đảm bảo vệ sinh, không sử dụng
thường xuyên bảo hộ phòng, chống dịch…Trong quá trình lấy mẫu tại các chợ, việc
thu thập thông tin nguồn gốc gia cầm chi tiết đến xã, huyện là khá khó khăn,
nhất là đối với các hộ buôn bán gia cầm có nguồn gốc từ các tỉnh khác. Một số
hộ có nguồn gốc gia cầm từ nhiều nơi khác nhau.
Lào Cai là tỉnh
có đường biên giới dài, việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm từ
các tỉnh khác đến rất nhiều, nguy cơ xảy ra dịch cao, để công tác phòng, chống
dịch cúm gia cầm đạt hiệu cao cũng như phòng chống không lây dịch sang người,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai khuyến cáo các hộ chăn nuôi, các hộ kinh
doanh buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, người tiêu tiêu dùng các biện pháp
phòng, chống dịch như sau:
Hộ chăn nuôi cần chủ
động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm theo quy trình nuôi
và định kỳ tiêm phòng bổ sung đàn mới nhập. Chọn và mua giống tại các cơ
sở uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn và bảo
đảm không có bệnh dịch, đã được kiểm dịch. Trong quá trình nuôi phải chăm sóc
tốt và đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để vật nuôi có sức khỏe và sức đề kháng
tốt, đủ nước uống và thức ăn đều phải thay thường xuyên. Chuồng nuôi cần được
vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, khô và có ánh nắng mặt trời. Sau mỗi đợt nuôi
phải thu dọn phân, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi. Khử trùng xung quanh, bên trong
chuồng nuôi. Để trống chuồng từ 10 đến 15 ngày. Khi có gia cầm ốm, chết cần
thông báo cho chính quyền, thú y để xử lý và tiêu hủy.
Đối với những người buôn bán gia cầm và những
người bán gia cầm tại chợ: Chỉ thu gom gia cầm có nguồn rõ ràng được và bán ở
những khu vực được phép; không bán gia cầm bên ngoài chợ; luôn rửa tay bằng
nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm; sử dụng giày dép riêng do
các trang trại chăn nuôi gia cầm cung cấp khi bạn cần vào khu vực chăn nuôi.
Đối với cộng đồng: Thường xuyên rửa
tay trước khi chế biến thực phẩm và thường xuyên trong quá trình nấu ăn và sau
khi tiếp xúc với gia cầm. Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt gia cầm và
trứng. Rửa sạch và làm vệ sinh tất cả các bề mặt và dụng cụ được sử dụng để chế
biến thực phẩm. Không ăn “tiết canh” một món ăn của Việt Nam được làm từ tiết
của gia cầm. Tránh tiếp xúc với gia cầm
ốm hoặc chết. Nếu bạn đã tiếp xúc với gia cầm có khả năng bị nhiễm bệnh, hãy
liên hệ với cơ sở y tế gần nhất khi bạn có các triệu chứng đường hô hấp. Báo
cáo ngay khi thấy gia cầm ốm chết bất thường cho cơ quan thú y địa phương.
Phan Thị Hảo – Chi
cục CN và TY tỉnh Lào Cai