Lào Cai 27° - 30°
​Giữ “lửa” nghề Khuyến nông

 Giữ “lửa” nghề Khuyến nông

          Mỗi cán bộ Khuyến nông Lào Cai luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ nông dân để thay đổi phương pháp chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuyên truyền, tư vấn phù hợp, hiệu quả.

         Hạnh phúc là giúp ích cho người nông dân

      Bằng sự yêu nghề, năng động, nhiệt tình, luôn giữ lửa đam mê với nghề nông, 30 năm qua, những cán bộ khuyến nông Lào Cai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, bám cơ sở, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

        Mỗi cán bộ khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh luôn cố gắng từng ngày, lấy niềm vui được mùa của nông dân là động lực, là niềm hạnh phúc trong công việc của bản thân. Hạnh phúc và niềm vui lớn nhất của những cán bộ khuyến nông là khi những kỹ thuật sản xuất, những mô hình tốt được người nông dân áp dụng, nhân rộng đã giúp bà con xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

        Với những nỗ lực, đồng hành của cả hệ thống Khuyến nông Lào Cai 30 năm qua, nông dân trong tỉnh đã triển khai hàng trăm, hàng nghìn, chương trình, dự án ứng dụng, khảo ngiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới, lựa chọn và đưa vào sản xuất theo quy mô nhỏ. Về lĩnh vực trồng trọt, đã đưa vào khảo nghiệm một số giống lúa lai, ngô lai, đậu tương giống mới, khoai tây vụ đông, mía đường và đạt kết quả khả quan …về lĩnh vực chăn nuôi thí điểm đưa các giống gà, vịt siêu thịt, siêu trứng, các giống dê nhập ngoại, bò lai Sind (nhằm cải tạo tầm vóc của đàn bò vàng địa phương); Thủy sản có các giống như chép lai, trê lai, rô phi đơn tính, tôm càng xanh; tham gia các dự án trồng cây lâm nghiệp xã hội. Ngoài ra, tiếp tục khảo nghiệm những giống cây, con mới khác nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân; áp dụng hàng loạt tiến bộ kỹ thuật thâm canh tiên tiến, tăng vụ sản xuất; đào tạo tập huấn cho hàng trăm nghìn lượt cán bộ, nông dân trong tỉnh, ...

         Kết quả giai đoạn 1994-2015: Các hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong đó đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh và huyện thực hiện trên 1.600 tin, phóng sự; đưa trên 500 tin, bài trên Báo Lào Cai, đăng tải trên 3000 tin bài, 2.400 ảnh trên các báo trung ương và địa phương; xuất bản trên 15.000 Bản tin Khuyến nông Lào Cai, 840.000 tờ gấp kỹ thuật các loại, 1.700 sổ tay nông lịch, 2.465 băng đĩa, casete. Tổ chức và tham gia 25 Hội chợ nông nghiệp cấp vùng, 06 hội thi cấp tỉnh và khu vực, gần 30 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, 79 phiên chợ khuyến nông vùng cao.

       Bên cạnh đó, cơ quan khuyến nông tăng cường đào tạo, tập huấn gắn với triển khai mô hình;trong đó đã tổ chức được 222 lớp cho 7.630 lượt khuyến nông chuyên trách. 25.817 lớp tập huấn cho 734.804 lượt nông dân tham gia. Tổ chức 40 điểm tư vấn và dịch vụ khuyến nông tại các xã, vừa hướng dẫn bà con sử dụng giống, phân bón một cách hiệu quả, giúp bà con tiếp cận với nguồn vật tư đầu vào tốt, vừa hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản, liên kết sản xuất. Tranh thủ huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ cho hoạt động khuyến nông; các tổ chức Oxfam Anh, Tổ chức IPADE Tây Ban Nha và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV)  thực hiện các dự án hỗ trợ cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế, nâng cao năng lực, nâng cao vai trò quyền năng cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc H.Mông, Dao…

         “Người bạn” đồng hành cùng nhà nông trên chặng đường đổi mới

        Ngành Nông nghiệp Lào Cai trước những cơ hội và thách thức của thời kỳ đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngành càng sâu rộng. Mỗi cán bộ khuyến nông phải luôn bám sát Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó nắm chắc 6 ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh (Chè, chuối, dứa, dược liệu, quế, chăn nuôi lợn) và 2 lĩnh vực quan trọng là khai thác hiệu quả kinh tế đồi rừng nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai các tỉnh miền núi và khai thác lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng của địa phương để tham mưu, triển khai, hướng dẫn cụ thể cho nông dân; tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế đổi mới công tác khuyến nông.

          Kết quả giai đoạn 2016-2023: Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, GAP, GACP, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, tuần hoàn góp phần nâng cao chất lương sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trung tâm đã xây dựng, triển khai 81 mô hình, dự án và các mô hình khuyến nông chuyển dần từ hỗ trợ sản xuất nhỏ lẻ sang hỗ trợ sản xuất hàng hóa, áp dụng kỹ thuật thâm canh và công nghệ sản xuất tiến tiến để tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm; chuyển đổi mô hình dự án kỹ thuật thuần sang mô hình kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, có sự tham gia của cộng đồng, ứng phó với biến đổi khí hậu

           Trung tâm đổi mới hoạt động tư vấn dịch vụ nông nghiệp theo cơ chế đặt hàng, bám sát các địa phương đã thành lập tổ nhóm nông dân cùng sở thích nhằm tư vấn hoạt động của các tổ nhóm gắn với tổ chức sản xuất và kinh doanh, trong đó triển khai thành công 07 dự án NGO đã thành lập trên 40 tổ nhóm nông dân sản xuất quế, tham gia xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, chứng nhận trên 3500 ha quế hữu cơ tại Bắc Hà và Văn Bàn; nâng cao năng lực và vị thế phụ nữ vùng cao, góp phần phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng.

         Bên cạnh đó, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong tuyên truyền đa hình thức trên phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, Bản tin, trên mạng xã hội như Zalo, facebook, lập và phát triển kênh YouTube Khuyến nông Lào Cai, phiên chợ Khuyến nông, đồng thời tuyên truyền thông qua chuyên trang khuyến nông trên Báo Lào Cai ...

        Để có “Quả ngọt” đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Lào Cai, 30 năm qua hệ thống khuyến nông Lào Cai đã góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, gắn với xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Đặc biệt mỗi cán bộ khuyến nông đang từng ngày bám sát nhu cầu của nông dân, cùng nông dân xác định đúng thế mạnh của từng vùng, từng địa phương trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất, chủ động tiếp cận thị trường cũng như ứng dụng công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

        Thời gian tới, hệ thống khuyến nông Lào Cai tiếp tục đổi mới phương thức, đa dạng nội dung hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển; thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất, giúp nông dân thay đổi tư duy, cách làm để người dân trở thành những chuyên gia trên đồng ruộng, ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất...Để làm được điều đó mỗi cán bộ khuyến nông phải luôn giữ ngọn lửa đam mê với công việc, phải luôn đặt mình vào vị trí của người nông dân để nắm bắt nhu cầu, từ đó cung cấp, giới thiệu những điều nông dân đang cần; tìm tòi, tiếp cận các phương pháp chuyển giao. Mỗi cán bộ khuyến nông không chỉ có kiến thức tốt, kỹ năng vững vàng mà còn phải có thái độ tích cực sẽ giúp người nông dân hiểu được sức mạnh, tầm quan trọng của việc liên kết, hợp tác để góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương

Nguyễn Thị Hà - Giám đốc TTKN và DVNN

anh tin bai

Cán bộ khuyến nông Lào Cai chuyển giao tiến bộ “Kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI tới người nông dân”.

anh tin bai

 

anh tin bai

Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Bản Xen – huyện Mường Khương

anh tin bai

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cắt, tỉa tạo tán cây ăn quả cho nông dân trong tỉnh học tập

anh tin bai

TTKN và DVNN đã thành lập trên 40 tổ nhóm nông dân sản xuất quế, tham gia xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất quế bền vững tại các huyện, xã trồng quế trên địa bàn tỉnh Lào Cai

 

anh tin bai

Nông dân xã Bản Cái huyện Bắc Hà giúp nhau chăm sóc quế hữu cơ

anh tin bai

Cán bộ khuyến nông tập huấn khơi ngợi các ý tưởng khởi nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn Lào Cai

 

anh tin bai

Mô hình Trồng thâm canh lạc địa phương áp dụng biện pháp che phủ nilon theo hướng VietGAP tại xã Hoàng Thu Phố năng suất cao hơn 9,8 tạ/ha/vụ so với ruộng sản xuất đại trà, thu nhập đạt 55 triệu đồng/ha/vụ cao hơn so với ruộng đối chứng gần 20 triệu đồng/ha/vụ

 

anh tin bai

Các tổ nhóm nông dân sản xuất và kinh doanh quế trao đổi, thảo luận sôi nổi để phát triển cây quế bền vững 

anh tin bai

Trên 1.700 hộ nông dân với 6.000 người hưởng lợi khi tham gia tổ nhóm sản xuất quế

anh tin bai

Kết nối các công ty, HTX có năng lực chế biến, kinh doanh quế tốt (Sơn Hà, Vinasamex, Tâm Hợi) với các nhóm sở thích để tạo ra chuỗi giá trị quế. 

 

anh tin bai

Tổ chức các lớp tập huấn về cách nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây quế theo hướng hữu cơ tới bà con nông dân trồng quế trong tỉnh

anh tin bai

Tập huấn cho các tổ hợp tác, tổ nhóm, nông dân cách sơ chế, chế biến quế đáp ứng nhu cầu thị trường

 

anh tin bai
anh tin bai

Cán bộ khuyến nông tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật mô hình chăn nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Văn Tiên đang chăn nuôi khoảng 10.000 gà/lứa. Mỗi năm nuôi 3 lứa khoảng 30.000 gà mía, ri lai

anh tin bai

Mô hình nuôi cá của ông Hoàng Xuân Phú, xã Cốc San, huyện Bát Xát đã tận dụng được vùng trũng thấp, canh tác lúa khó khăn hay bị thiên tai chuyển sang nuôi cá. Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật đảm bảo từ khâu thiết kế ao, quy trình xử lý môi trường, chọn các giống cá mới do Trung tâm khuyến nông hướng dẫn..

anh tin bai

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trồng chè theo hướng hữu cơ

 

anh tin bai

 Các học viên lớp đào tạo nghề trồng chè tập huấn kỹ thuật ngoài hiện trường 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập