Lào Cai 23° - 24°
Huyện Mường Khương: Lan tỏa phong trào trồng cây gây rừng qua những tấm gương vượt khó làm giàu bằng nghề rừng

 

 Nhằm phát triển kinh tế gia đình, vượt lên mọi khó khăn, gia đình bà Lù Thị Lan, thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã tận dụng, khai thác hiệu quả lợi thế địa hình đồi núi, đã tập trung vào việc phát kinh tế lâm nghiệp.

Những năm qua, Chuối, Dứa ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai được chuyên canh theo hướng hàng hóa, không những trở thành cây xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây làm giàu của đồng bào người dân nơi đây. Thế nhưng, do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên vài năm gần đây, nhiều đợt Chuối, Dứa rớt giá khiến người trồng lao đao. Để tháo gỡ khó khăn cho bà con huyện Mường Khương kêu gọi các doanh nghiệp trong nước về mua Chuối cho bà con.       Tuy nhiên, đến thời điểm này rất ít doanh nghiệp, thương lái đến mua bởi hiện nay nguồn nguyên liệu trong cả nước tương đối nhiều. “Về giải pháp lâu dài, thì Đảng ủy huyện Mường Khương đã thống nhất sẽ không khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng Chuối, Dứa nữa mà chuyển sang trồng các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế khác như Quế, Mỡ, Xoan…và những cây trồng lâm nghiệp đa mục đích”. Bởi những năm gần đây đầu ra của Chuối và Dứa phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc, giá cả biến động liên tục nên rất khó khăn cho người nông dân”.

Với diện tích đất khai hoang ban đầu đã trồng Chuối và không bán được bà Lan đã chăn trở suy nghĩ cũng như tìm tòi học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Bà Lù Thị Lan là một trong những người tiên phong đi đầu trong việc thay đổi cơ cấu loài cây trồng. Thời gian đầu Bà đầu tư phát triển cây Sa Nhân tím bán được với giá cao, nhưng khi Trung Quốc không thu mua nữa nên Bà Lan quyết định tìm hướng đi mới. Bà đã đi tìm hiểu phát triển một số loài cây ở một số địa phương khác. Bà đã xác định mục tiêu và có kế hoạch phát triển về kinh tế lâm nghiệp kết hợp để làm hướng đi cho gia đình mình.

Năm 2018, bà mạnh dạn mua hơn 8.000 cây Quế về trồng, quyết định của bà tại thời điểm ấy chẳng dễ chút nào. Thậm chí, trước sự mạo hiểm ấy nhiều người còn cho rằng bà Lan “có vấn đề”. Ai đời lại đem tiền đi ném vào đất trống, đồi núi trọc. Ngay từ những ngày đầu bới đất lật cỏ, Bà đã cùng gia đình và người thân bỏ bao công sức “đổ mồ hôi sôi nước mắt”, không ít lần nản lòng. Việc vận chuyển cây giống, phân bón chủ yếu bằng gùi cõng; đất đai nhiều sỏi đá, cằn cỗi nhiều chỗ cỏ tranh nên cây trồng khó sống được. Cùng với đó là thời tiết nắng nóng, mưa rét kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Tuy nhiên, với bản lĩnh và ý chí kiên định, dốc lòng, dốc sức vẫn kiên trì từng ngày “chinh phục” đồi hoang, luôn nung nấu tìm phương án phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của nhà mình nhờ đó đã giúp Bà tiếp tục công việc và hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước giao cho là “phủ xanh đất trống đồi trọc”. Đến nay, sau gần 5 năm Bà Lan cùng với gia đình cải tạo trồng được hơn 2,5 ha rừng. Hiện diện tích rừng trồng lượt đầu đã được hơn 5 năm tuổi, tuy chưa cho khai thác nhưng những cây đã cao hơn 3-4,5 m có thể tỉa cành, lá bán cho thương buôn tăng thu nhập cho hộ gia đình.

 Bà Lan còn cho biết “cho đến nay bà vẫn nghĩ trồng Quế trên đất của hộ gia đình nhà mình đó là sự lựa chọn sáng suốt”.

anh tin bai

Rừng Quế của hộ gia đình bà Lù Thị Lan qua các năm tại thôn Sấn Pản

Khó khăn là vậy, xong bằng sự nỗ lực cố gắng vươn lên, đến nay, gia đình bà Lan đã trồng được gần 3,0 ha rừng chủ yếu là Quế, một số diện tích đã sắp cho thu hoạch sản phẩm.

Bên cạnh đó được sự quan tâm của các cấp, ngành về chủ trương trồng rừng sản xuất theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, trong những năm tiếp theo Bà Lan tiếp tục tham gia trồng rừng mở rộng diện tích và tuyên truyền cho bà con trong thôn Sấn Pản xã Nậm Chảy cùng tham gia trồng rừng dần loại bỏ những loài cây không mang lại hiểu quả kinh tế, tăng diện tích phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Để tiếp tục đưa ngành lâm nghiệp trở thành ngành trụ đỡ của nền kinh tế, thời gian tới cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các Đảng ủy. Bên cạnh đó Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể hóa Nghị quyết 10 của Ban thường vụ tỉnh ủy bằng việc giao các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và phấn đấu vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Hàng năm Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tham mưu cho UBND huyện khen thưởng, tặng giấy khen cho những cộng đồng dân cư thôn, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tốt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, từ đó khuyến khích người dân phát triển trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Vũ Thị Thu - Hạt Kiểm lâm Mường Khương

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập