Lào Cai 23° - 26°
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH LÀO CAI ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     TỈNH LÀO CAI                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                  

   Số: 2861/QĐ-UBND                                Lào Cai, ngày 6 tháng 10 năm 2008

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH LÀO CAI

ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

____________

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

 

            Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND  ngày 26/11/2003

            Căn cứ Luật xây dựng ngày 26/11/2003;

            Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;

            Căn cứ Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định một số điểm cụ thể về quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

            Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tại tờ trình số: 645/TTr-SKH ngày 18/9/2008.

QUYẾT ĐỊNH

            Điều 1. Phê duyệt: Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Lào Cai đến 2010 và định hướng đến 2020.

            1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Lào Cai đến 2010 và định hướng đến 2020.

            2. Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và PTNT.

            3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Trung tâm dạy nghề và chuyển giao công nghệ thuỷ sản phía Bắc - Hội nghề cá Việt Nam.

            4. Nội dung chính của quy hoạch.

            4.1. Quan điểm, định hướng:

            - Phát huy  lợi thế mặt nước, điều kiện tự nhiên sinh thái khu hệ thuỷ đặc hữu, nguồn lực để đầu tư phát triển thuỷ sản tạo sản phẩm hàng hóa;

            - KHuyến khích các thành phần kinh tế thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, đồng thời phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong nhân dân lấy kinh tế hộ làm chính;

            - Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp khoa học thuỷ sản, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở hạ tầng nuôi, bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản;

            - Hướng mạnh vào nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng cao nhất tiềm năng mặt nước, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

            - Thực hiện đầu tư có trọng điểm vào những vùng có lợi thế để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung;

            - Chú trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có sự tham gia của người dân, phát triển thuỷ sản phải đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, từng bước gắn với chế biến để đa dạng dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm tiến tới xuất khẩu.

            4.2 Mục tiêu chung:

            Phát triển thuỷ sản đến 2010 nhằm tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng tại chỗ, có sản phẩm hàng hóa đặc sản cho thị trường trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.

            4.3 Mục tiêu cụ thể:

            - Tổng sản lượng thuỷ sản đến 2010 đạt 2.705 tấn; năm 2015 đạt 5.050 tấn và đến năm 2020 đạt 9.280 tấn, trong đó:

            + Sản lượng thuỷ sản nuôi: Năm 2010 đạt 2.675 tấn; năm 2015 đạt 5.010 tấn và đến 2020 đạt 9.230 tấn.

            +  Sản lượng thuỷ sản khai thác: Năm 2010 đạt 30 tấn; Năm 2015 đạt 40 tấn và đến 2020 đạt 50 tấn.

            - Tổng giá trị sản xuất: Đến 2010 đạt 91,2 tỷ đồng; Đến 2015 đạt 201,5 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 353,5 tỷ đồng;

            - Tạo thêm việc làm: Đến 2010 đạt 7.135 lao động; Đến 2015 đạt 9.494 lao động và đến 2020 đạt 11.844 lao động.

            4.4 Quy hoạch thuỷ sản đối với từng loại hình mặt nước

            4.4.1. Quy hoạch nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ:

            Ao, hồ nhỏ là loại hình mặt nước nuôi thuỷ sản phổ biến nhất hiện nay, tổng diện tích có thể nuôi thuỷ sản là: 1.720ha, trong đó đã sử dụng nuôi 1.521ha. Việc mở rộng diện tích hàng năm sẽ không lớn. Tốc độ tăng trưởng diện tích dự kiến mỗi năm đào đắp mới 30 – 40ha, đến 2020 sẽ tăng thêm khoảng 300ha.

            Với ao, hồ nhỏ hộ gia đình dễ quản lý bảo vệ lựa chọn đối tượng có giá trị cao như cá rô phi đơn tính, lươn, ếch, ba ba, cá quả, cá trê vàng, các loài cá bản địa, các loài cá mới, phương thức nuôi chuyên canh đơn loài để tạo hàng hóa lớn, dễ áp dụng công nghệ thâm canh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

            Với cao, hồ tập thể có diện tích lớn hơn phát triển theo hướng bán thâm canh, lựa chọn các đối tượng nuôi như nhóm cá trôi Ấn Độ, cá rô phi vằn ròng GIFT, cá trắm, cá chép lai VI, các nguồn giống mới; thực hiện nuôi ghép đa loài theo tỷ lệ hợp lý để tận dụng tối đa tầng nước mà không có sự cạnh tranh thức ăn.

            Những nơi có nguồn nước tự chảy, dễ quản lý chăm sóc lựa chọn tôm càng xanh, cá bản địa có giá trị cao như cá bỗng, cá lăng, cá anh vũ, cá rằm xanh, cá chiên phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa đặc sản.

           

            Chỉ tiêu nuôi thuỷ sản truyền thống và bản địa trên ao, hồ nhỏ:

 

Chỉ tiêu

ĐVT

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

Diện tích nuôi

ha

1.540

1.665

1.790

Năng suất nuôi bình quân

tấn/ha

1,5

2,0

3,0

Sản lượng thuỷ sản nuôi

tấn

2.310

3.310

5.370

Giá trị sản xuất (22.000đ/kg)

tỷ VNĐ

51

73

118

Giải quyết việc làm (041đ/ha)

Lao động

6.160

6.620

7.160

 

 

 

 

 

            Quy hoạch nuôi cá truyền thống trên ao, hồ nhỏ theo địa phương:

            (Phụ lục chi tiết số 1 kèm theo)

            4.4.2. Quy hoạch nuôi cá nước lạnh:

            Tiềm năng: Một số nơi vùng núi cao thuộc các huyện, thành phố như Sa Pa, TP Lào Cai, Bát Xát, Văn Bàn…có nguồn nước suối sạch, mát lạnh quanh năm, nhiệt độ trung bình từ (15 – 18)0c có thể khai thác xây dựng thành điểm nuôi cá Hồi, cá tầm là loại thực phẩm cao cấp, có thị trường nội địa, xuất khẩu ít bị cạnh tranh. Tuy nhiên nguồn nước lạnh thường là những khe, mạch nhỏ nơi hiểm trở, mùa khô lưu lượng nước rất thấp do đó cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý.

            Định hướng: Những vùng có nguồn nước lạnh có chính sách (thuế, đất đai, cấp phép kinh doanh, vay vốn tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại) để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng dự án nuôi cá hồi, cá tầm tạo sản phẩm đặc sản kết hợp du lịch sinh thái.

            Kỹ thuật áp dụng: Cá hồi  thích hợp ở nhiệt độ ( 10 – 18)0c,  hàm lượng ô xy hoà tan từ 5,5 – 6,5 mg/lít, mật độ nuôi 18 – 20kg/m3,  thức ăn viên hệ số 1,5. Công nghệ nuôi áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp hoàn toàn, cá được nuôi trong bồn, bể, ao lót bạt nilon, sử dụng thức ăn chế biến sẵn, có chế độ quản lý, theo dõi chặt chẽ để điều tiết các yếu tố lý, hóa môi trường luôn phù hợp với sinh trưởng và cung cấp đủ lượng thức ăn kịp thời cho nhu cầu của cá. Các bồn, bể được bố trí theo nấc bậc thang để sử dụng nước được nhiều lần nhằm tiết kiệm nước và không ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt, sản xuất nông, lâm nghiệp.

            Việc giải quyết cá giống cho nuôi cá nước lạnh hiện tại Trung  tâm nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa vẫn đang nhập trứng cá và sản xuất cá giống cung cấp đủ cho nhu cầu trong tỉnh và một số tỉnh bạn. Trung tâm giống đang nghiên cứu sản xuất giống tại chỗ và bước đầu thực hiện sinh sản nhân tạo thành công bằng nguồn cá bố mẹ nuôi tại Sa Pa. Trong tương lai gần có khả năng chủ động sản xuất cá giống tại chỗ đảm bảo thoả mãn cho nhu cầu. Việc giải quyết thức ăn nuôi cá nước lạnh hiện vẫn còn phụ thuộc vào ngiồn nhập từ nước ngoài vì đây là đối tượng mới nhu cầu còn rất nhỏ nên chưa có doanh nghiệp nào tham gia sản xuất thức ăn đặc chủng. Chất lượng thức ăn nuôi cá hồi yêu cầu rất cao, hiện nay Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản đang tiền hành đề tài sản xuất thức ăn nuôi cá hồi bước đầu có kết quả nhưng một số nguyên liệu thành phần vẫn phải nhập và chất lượng chưa bằng so với thức ăn nhập. đề tài này vẫn đang được nghiên cứu, trong tương lai gần chúng ta có thẻ chủ động sản xuất thức ăn nuôi cá hồi trong nước.

            Chỉ tiêu: Nuôi cá hồi nước lạnh là một lợi thế đặc trưng riêng của Lào Cai. Vì vậy cần phát huy thế mạnh này, phấn đấu đến 2010 sản lượng cá nước lạnh đạt 200 tấn, giá trị 30 tỷ đồng; Đến năm 2020 đạt 900 tấn, giá trị 135 tỷ đồng.

            Quy hoạch nuôi cá nước lạnh đến năm 2020 (phụ lục số 2 kèm theo).

            4.4.3. Quy hoạch nuôi tôm càng xanh:

            Tiềm năng nuôi tôm càng xanh: Tôm càng xanh là đối tượng có giá trị cao đang được phát triển nuôi trên địa bàn tỉnh rất có khả năng kinh tế. Thị trường tiêu thụ khá thuận lợi, tiềm năng diện tích nuôi khá lớn, có thể nuôi trong ao gia đình hoặc ruộng chuyển đổi.

            Định hướng phát triển nuôi tôm càng xanh: Lựa chọn vùng nuôi gần nơi tiêu thụ (TP Lào Cai, thị trấn Sa Pa), gồm một số huyện: Bát Xát, Bảo Thắng và TP Lào Cai. Phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Mặt nước nuôi chủ yếu là ruộng chuyển đổi, một số ao, hồ chủ động nước; diện tích phát triển giai đoạn 2008 – 2010: 30ha; giai đoạn 2011 – 2015: 70ha; giai đoạn 2016 – 2020: 45ha; Tổng số đến 2020 là 145ha (Phụ lục chi tiết số 3 kèm theo).

            Chỉ tiêu phát triển nuôi tôm càng xanh (phụ lục số 3.1 kèm theo)

            Quy hoạch nuuôi tôm càng xanh theo địa phương (phụ lục số 3.2 kèm theo).

            4.4.4. Quy hoạch chuyển đổi ruộng sang nuôi trồng thuỷ sản:

            Tiềm năng diện tích ruộng có thể chuyển đổi: Chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi thuỷ sản, khi chuyển đổi sẽ dễ thành vùng dự án lớn, huy động được lao động và các nguồn lực trong nhân dân trở thành vùng chuyên sản xuất hàng hóa thuỷ sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, việc chuyển đổi sẽ tạo thêm việc làm mới )theo định mức của Bộ thuỷ sản: Nuôi quảng canh cần 2 lao động/ha; bán chuyên canh 4 lao động/ha; nuôi thâm canh cần 6 lao động/ha). Nuôi thuỷ sản trên ruộng chuyển đổi có ưu thế hơn so với các loại hình mặt nước khác trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên việc chuyển đổi phải đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái.

            Định hướng chuyển đổi: Những vùng ruộng canh tác kém hiệu quả chuyển đổi thành vùng chuyên nuôi thuỷ sản hoặc nuôi 01 vụ thuỷ sản - cấy 01 vụ lúa. Lựa chọn đối tượng nuôi cá giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá bản địa, cá truyền thống, thực hiện nuôi cá đơn loài, hoặc nuôi ghép theo phương thức thâm canh, bán thâm canh tạo thành vùng hàng hóa tập trung. Những vùng ruộng phân tán có thể đầu tư thành trang trại thuỷ sản, hoặc cải tạo ruộng để kết hợp cấy lúa với xen canh cá trong lúa (nuôi 01 vụ hoặc cả năm theo khả năng nguồn nước) sẽ không làm giảm diện tích trồng lúa mà thu thêm sản phẩm là cá thịt, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, nâng cao thu nhập và tăng hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nuôi là cá chép ta, cá chép lai, cá diếc, nhóm cá trôi…

            Chỉ tiêu chuyển đổi: (phụ lục chi tiết số 4 kèm theo)

            Tổng diện tích nuôi thuỷ sản ruộng đến năm 2020: (phụ lục số 4.1 kèm theo).

            4.4.5. Quy hoạch nuôi thuỷ sản hồ chứa, mặt nước lớn.

            + Tiềm năng phát triển thuỷ sản hồ chứa mặt nước lớn: TRên địa bàn tỉnh Lào Cai có 118 hồ chứa nhỏ và còn đang tiếp tục được xây dựng mới. Với đặc điểm của địa hình miền núi cao dễ hình thành các hồ chứa nước nhân tạo nên rất có tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và phát triển thuỷ sản trên hồ chứa, tất cả các huyện đều có hồ chứa, đây là một trong những tiềm năng diện tích nuôi cá chủ yếu của tỉnh. Trong những năm qua các hồ thuỷ lợi mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt chưa được chú ý, đặc biệt là chưa có cơ chế chung cho quản lý sử dụng mặt nước hồ vào công nghệ nuôi thuỷ sản.

            + Định hướng phát triển: 02 phương thức chính là nuôi quảng canh và nuôi lồng, bè.

            - Thả cá giống cỡ lớn, đối tượng là cá nuôi truyền thống, có thể bổ sung thêm thức ăn xanh, thức ăn tự tạo bằng cách gieo trồng trên sườn hồ trong thời gian nước rút một số loại cây ngắn ngày có thể làm thức ăn cho cá như: Ngô, lúa tạp, muồng muồng, điền thanh, cỏ voi, rau lấp…tổ chức quản lý bảo vệ và khai thác theo phương thức đánh tỉa, thả bù để có thu hoạch thường xuyên số lượng vừa phải sẽ dễ tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong khu vực và cung cấp một phần cho các vùng lân cận.

            - Phát triển nuôi cá lồng, bè với số lượng hợp lý để không ảnh hưởng chất lượng nước hồ và có tác dụng tích cực cải tại môi trường nước trên cơ sở cân bằng sinh thái. Quy hoạch thành vùng nuôi tập trung trên một số khu vực của hồ để tạo được sản phẩm. Phương thức nuôi đơn loài, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chép lai, cá rô phi đơn tính, cá quả, cá trắm cỏ, cá bản địa quý hiếm (chiêm, bỗng, lăng, anh vũ, rằm xanh…). Sử dụng thức ăn chế biến công gnhiệp để giảm lượng thức ăn đưa xuống hồ, tạo được năng suất cao và hạn chế sự ô nhiễm môi trường (phần diện tích đặt lồng trên hồ chiếm tối đa không quá 4% mặt thoáng của hồ).

            + Mục tiêu phát triển thuỷ sản hồ chứa đến năm 2020 (phụ lục chi tiết số 5 kèm theo).

            + Phương án quy hoạch nuôi cá lồng theo địa phương trên hồ: Mặt nước hồ chứa được xác định là một tiềm năng chính cho phát triển thuỷ sản của tỉnh nên cần quan tâm khai thác thế mạnh này. Hồ chứa trên địa phận tỉnh thường có diện tích không lớn, nước trong, sạch, nguồn lợi cá tự nhiên rất ít, các địa phương đều có hồ chứa. Giải pháp khai thác là giao quyền quản lý điều tiết nguồn nước cho người quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, đồng thời phần mặt nước hồ giao cho địa phương quản lý thả cá giống và bảo vệ nguồn lợi để khai thác hoặc nuôi cá lồng, bè,. Để có thể triển khai thực hiện cần xây dựng các mô hình khuyến ngư trình diễn và có cơ chế khuyến khích của địa phương trong gia đoạn đầu (phụ lục chi tiết số 5.1, 5.2 kèm theo).

            4.4.6. Quy hoạch vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên sông:

            - Nuôi cá lồng trên sông: Hệ thống sông, suối ở Lào Cai tương đối nhiều, tuy nhiên do địa hình dốc, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, nước chảy siết, nùa khô lại thường cạn nên nuôi các lồng, bè rất khó. Do đặc điểm thuỷ văn dòng chảy, độ trong, đục của các sông khác nhau nên khu vực có thể nuôi cá lồng, bè rất ít, chỉ có thể thực hiện được ở một số đoạn của sông HỒng, sông Chảy nhưng cũng không an toàn, chứa nhiều rủi ro. Vì thế tiềm năng nuôi cá lồng rất hạn chế, không xác định hướng phát triển.

            - Những cảnh báo về nguồn lợi thuỷ sản trên sông: Hiện nay nguồn lợi thuỷ sản có ở hầu hết các thuỷ vực tự nhiên, trong đó các hồ chứa, sông suối có những biến động bất lợi cho phát triển nghề cá bền vững, đó là tình trạng mật độ quần thể giảm, số lượng giống loài giảm, nhiều loại bị đe doạ có nguy cơ tuyệt chủng do các nguyên nhân: Chất lượng môi trường tự nhiên bị suy giảm; sự khai thác quá mức, sử dụng mọi biện pháp kể các những phương tiện huỷ diệt; nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của nhân dân chưa đầy đủ, sự tham gia quản lý bảo vệ phát triển nguồn lợi của các cấp chính quyền, của cộng dầng dân cư là những người hưởng lợi trực tiếp nhiều nơi còn rất hạn chế.

            - Định hướng về khai thác thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên:

            + Thả giống bổ sung cho các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi từ 10ha trở lên và các sông, suối lớn để tăng nguồn lợi cho khai thác.

            + Phát triển khai thác thuỷ sản tự nhiên trên các sông, suối với hình thức đánh bắt quy mô nhỏ hộ gia đình bằng các nghề truyền thống như: Vó bè, đăng, đáy…

            + Chú trọng tới bảo vệ nguồn lợi, bãi đẻ tự nhiên của thuỷ sản, lưu giữ nguồn gien thuỷ sản quý hiếm và thả giống ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi.

            - Mục tiêu phát triển:

            + Bảo vệ khu hệ thuỷ sản tự nhiên và phát triển nguồn lợi thuỷ sản cho khai thác, bảo tồn quỹ gen các loài quý hiếm;

            + Có quy định về sản lượng đánh bắt ở các sông suối.

            - Quy hoạch các vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi.

            + Các điểm khai thác những đoạn sông, suối sâu, rộng, nước chảy chậm hoặc khúc nước quẩn trên các sông Hồng, sông Chảy, các hồ chứa, các suối khác;

            + Vùng bảo vệ nguồn lợi tự nhiên là các bãi trên các sông, suối vào mùa mưa cá tập trung về đây đẻ trứng; (bãi đẻ của các loài cá trắm đen, trắm cỏ, cá mè, cá chiên trên sông Hồng ở các khu vực Bảo Hà (huyện Bảo Yên), cầu Cốc Lếu (TP Lào Cai), Ngòi Nhù (huyện Bảo Yên) bãi đẻ của các loài cá rắm xanh, anh vũ, cá bống, cá lăng trên sông Chảy).

            - Các hoạt động chủ yếu:

            + Củng cố tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực chuyên môn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phối hợp với các ngành chức năng và các cấp chính quyền quản lý, bảo vệ, ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm mỗi trường các thuỷ vực tự nhiên đểbảo vệ môi trường sống của thuỷ sản.

            + Tổ chức triển khai các hoạt động về quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo Quyết định số: 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn luật thuỷ sản và các Nghị định, quy chế về khai thác và bào vệ nguồn lợi thuỷ sản tới các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư ven sông, hồ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác;

            + Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản địa phường:

            + Bảo vệ bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật, lưu giữ quỹ gen quý hiếm;

            5. Giải pháp và tổ chức thực hiện:

            5.1. Hoàn thiện tổ chức quản lý Nhà nước về thuỷ sản  và đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

            + Hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ sản:

            - Ở tỉnh hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên ngành thuỷ sản;

            - Ở huyện, thành phố: Thành lập bộ phận quản lý, phát triển thuỷ sản trực thuộc phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và PTNT và tăng cường cán bộ kỹ thuật cho Trạm Khuyến nông, đảm bảo mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 kĩ sư thuỷ sản.

            - Ở cấp xã bồi dưỡng cho các cán bộ kỹ thuật khuyến nông của xã, thôn bản có thêm nghiệp vụ chuyên môn thuỷ sản để họ trực tiếp hướng dẫn phổ biến cho nông dân. Có thể kết hợp các chương trình, mô hình khuyến ngư để tập huấn kỹ thuật cho cán bộ đoàn thể (thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ), lực lượng này sẽ giúp cho việc triển khai các chương trình, dự án và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhanh có hiệu quả.

            + Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: đào tạo cán bộ kỹ thuật thuỷ sản để thực hiện mục tiêu phát triển thuỷ sản;

            5.2. Thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản:

            + Chất lượng nước tại các vùng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản;

            + Xác định nhu cầu nước cho các vùng nuôi tập trung;

            + Giải pháp thực hiện:

            - Cần có hệ thống hạ tầng thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cấp nước và  nước thải riêng rẽ, đồng thời có quy chế quản lý cộng đồng trong các vùng nuôi để nuôi trồng bền vững;

            - Đối với những hồ nuôi cá lồng bằng thức ăn chế biến công nghiệp hoàn toàn tạo năng suất cao, chỉ nuôi tối đa 4% diện tích mặt thoáng của hồ;

            - Kênh mương cấp nước nuôi trồng thuỷ sản cần xây dựng riêng rẽ không chung với kênh phục vụ nước sản xuất nông nghiệp để chánh các chất bảo vệ thực vật nhiễm vào nước nuôi cá.

            5.3. Sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản:

            - Trung tâm giống thuỷ sản của tỉnh phải tổ chức lại sản xuất theo hướng phân định rõ chức năng sự nghiệp và sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. Trung tâm có chức năng hoạt động sự nghiệp phát triển giống, tiếp nhận giống cá mới và thuần hóa các loại giống di nhập, giữ giống thuần và nhân giống để bổ sung cơ cấu đàn giống và cung ứng cho các cơ sở ương giống trong tỉnh tạo đàn cá ông bà, bố mẹ các đối tượng có năng suất cao như cá trắm cỏ, chép lai, trôi ấn độ, Mrigal, rô phi vằn dòng GIT…Trung tâm có nhiệm vụ hàng năm sản xuất cá hậu bị cung cấp cho các trại cá giống trong tỉnh, trực tiếp sản xuất từ 100 – 150 triệu cá bột cho các cơ sở ương nuôi thành cá giống, đồng thời ương nuôi cá giống với sản lượng từ 5 – 10 triệu cá giống/năm;

            - Khôi phục, nâng cấp trại sản xuất giống thuỷ sản Cốc San để có đủ năng lực sinh sản nhân tạo và trực tiếp sản xuất cá giống. Mỗi năm phải sản xuất được từ 15 – 2- triệu cá giống.

            - Khảo sát khu vực hồ Phú NHuận (huyện Bảo Thắng) và khu vực hồ Kim Quang thuộc xã Kim Sơn huyện Bảo Yên là những huyện có diện tích nuôi tương đói lớn để có thể đầu tư xây dựng mới trại sản xuất giống thuỷ sản. Mỗi trại có công suất 10 triệu cá giống/năm nhằm đáp ứng nhu cầu các vùng nuôi, vùng chuyển đổi trong huyện và trong tỉnh.

            - Hình thành một số điểm ương cá giống ở tất cả các huyện, nhất là những vùng sâu, vùng xa để đảm bảo cung cấp đủ giống tại chỗ cho đồng bào những địa bàn giao thông đi lại khó khăn.

            5.4. Sản xuất, cung ứng thức ăn chế biến:

            + Xác định nhu cầu thức ăn: Nuôi thuỷ sản ao, hồ nhỏ cần khoảng ½ sản lượng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp chế biến sẵn; Nuôi thuỷ sản trên ruộng chủ yếu tận dụng thức ăn tự nhiên, riêng diện tích chuyển đổi sang chuyên thuỷ sản và nuôi 01 vụ thuỷ sản 01 vụ lúa cần đầu tư thâm canh cao nên cần tới 2/3 thức ăn công nghiệp chế biến sẵn. Như vậy ước tính đến 2020 tổng hợp nhu cầu thức ăn chế biến sẵn cần khoảng 8.200 – 11.400 tấn;

            + Giải pháp thức hiện: ĐỐi với nuôi trồng thuỷ sản thâm canh thì việc sử dụng thức ăn chế biến là yêu cầu bắt buộc, mức độ thâm canh càng cao thì tỷ lệ thức ăn chế biến càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu và giải quyết việc làm có thể tổ chức chế biến thức ăn tại chỗ, nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn thuỷ sản rất sẵn có ở địa phương như sắn, cám gạo, ngô, đậu tương, khô dầu đậu, lạc…cần mua các thành phần bổ sung như chất đạm, khoáng, vi ta min theo các công thức chế biến thức ăn. Dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn có thể lắp đặt tại gia đình gồm: Máy nghiền, máy trộn, đùn viên, sấy hoạch phơi khô thủ công. Tuỳ theo theo yêu cầu về số lượng có thể sử dụng máy công suất lớn hay nhỏ, chi phí xây dựng và lắp đặt không nhiều. Phát triển thuỷ sản của Lào Cai tới 2010 quy mô sản xuất chưa lớn, nên việc chế biến thức ăn xác định tại hộ gia đình. Sau 2010, quy mô phát triển và chuyên môn hóa cao, nhu cầu thức ăn nuôi thuỷ sản cao hơn. Trên địa bàn hiện có nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Đức có thể tham gia sản xuất các loại thức ăn thuỷ sản đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chế biến chăn nuôi thuỷ sản;

            5.5. Phòng trừ dịch bệnh và quản lý môi trường nuôi:

            + Về nguồn gốc dịch bệnh thuỷ sản: Nguồn gốc cơ bản của các loại dịch bệnh thuỷ sản trước hết là chất lượng con giống, phải kiểm tra từ gốc. Mầm bệnh còn từ môi trường, thức ăn, các loài sống chung hay liên quan tới môi trường nước xâm nhập…Vì vậy cần laọi trừ mầm bệnh từ khâu gióng, từ môi trường, trong quá trình vận chuyển giống, có chế độ chăm sóc và tạo môi trường nuôi dưỡng hợp lý.

            + Kiểm dịch và phòng trừ dịch bệnh: Kiểm soát nguồn cá giống đưa vào sản xuất; Tổ chức phòng, chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi.

            + Quản lý môi trường nuôi thuỷ sản: Quản lý môi trường nước vùng nuôi trồng thuỷ sản; quản lý cảnh quan vùng nuôi phải đảm bảo không làm giảm giá trị nhân văn và sinh cảnh của vùng.

            5.6. Giải pháp công nghệ:

            + Đối với loại hình mặt nước ao, hồ nhỏ: Giai đoạn 2007 – 2010 đối với mặt nước có diện tích dưới 5.000m2 áp dụng mô hình nuôi thâm canh và nuôi thuỷ đặc sản là chủ yếu, với mặt nước có diện tích từ 5000m2 trở lên đến dưới 2ha nuôi theo mô hình bán thâm canh, sử dụng thức ăn tinh và công nghiệp, đối với mặt nước có diện tích từ 2ha trở lên đến dưới 5ha nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến thả giống và có bổ sung thức ăn. Từ sau 2010 sẽ ứng dụng rộng rãi công nghệ nuôi thâm canh, công nghiệp có trang bị sục khí, quạt nước và hệ thống điều chỉnh sử lý môi trường đồng bộ.

            + Đối với loại hình chuyển đổi ruộng: Áp dụng công nghệ nuôi thâm canh công nghiệp đối với những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản thành vùng sản xuất tập trung, được đầu tư đồng bộ. NHững vùng chưa chuyên canh áp dụng mô hình thích hợp tuỳ theo điều kiện của địa phương như: Nuôi xen canh trong lúa, cá – lúa – chăn nuôi.

            + Đối với loại hình mặt nước sông: Nuôi thuỷ sản trên sông có thể nuôi đơn loài, nuôi ghép nhiều loại.

            + Đôi với loại hình nuôi trong các hồ chứa thuỷ lợi mặt nước lớn: Phát triển nguồn lợi tự nhiên, thả giống ra hồ mật độ thưa và quản lý bảo vệ để khai thác, giúp cho người dân ven hồ có thu nhập đáng kể từ nghề thuỷ sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

            5.7. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản:

            Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở Lào Cai đến 2010 được xác định chủ yếu là nội tỉnh, một phần cung cấp cho các tỉnh, thành phố lân cận và bước đầu có chế biến xuất khẩu, nên phương thức tiêu thụ được xác định.

            + Đối với những vùng nuôi tập trung, trang trại, doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản lớn tại các hồ chứa cần phải thực hiện liên kết với các đầu chợ.

            + Những vùng nuôi quy mô nhỏ sản phẩm không nhiều  được cung cấp cho tiêu dùng tại chỗ của nhân dân gắn với chợ quê, chợ trung tâm của vùng.

            + Những vùng khai thác tự nhiên: Cần có bễn bãi ven sông để các nhà phân phối thu gopm sản phẩm đưa đi các vùng tiêu thụ.

            + Những vùng nuôi cá xen trong ruộng: Tiêu thụ tại các chợ quê, chợ trung tâm vùng.

            Từ sau 2010 trở đi sản lượng nuôi đạt cao, cần có cơ chế đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho các đô thị, xuất khẩu…Do đó ngoài việc duy trì phương thức như trước, có thể cần phải xây dựng mô hình sản xuất đá cây quy mô nhỏ và bảo quản sau thu hoạch, sơ chế, chế biến các sản phẩm để tạo giá trị gia tăng.

            6. Xác định vốn đầu tư và giải pháp huy động vốn:

            6.1. Tổng nhu cầu vốn: 1.521,22 tỷ đồng, bao gồm các nội dung đầu tư:

            - Vốn xây dựng cơ bản: 95,28 tỷ đồng.

            - Vốn đầu tư cho sản xuất: 1.425,94 tỷ đồng.

            6.2. Nguồn vốn: Từ nguồn vốn của nhà đầu tư + vốn tín dụng + vốn ngân sách + các nguồn vốn khác và được dự toán ở các dự án thành phần.

            7. Tổ chức thực hiện:

            + Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm công bố và hướng dẫn thực hiện quy hoạch tới các huyện, thành phố; chủ động tham mưu xây dựng các chương trình dự án theo quy hoạch và phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh chính sách về đất đai, đầu tư hỗ trợ sản xuất, khoa học công nghệ của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển thuỷ sản đáp ứng với nội dung quy hoạch; Hướng dẫn triển khai các cơ chế chính sách khuyến khích của nhà nước và chỉ đạo trung tâm thuỷ sản thực hiện các nhiệm vụ quản lý và các đơn vị sự nghiệp hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức triển khai và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất theo quy hoạch được duyệt.

            + Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Khoa học và công nghệ tham mưu báo cáo UBND tỉnh xác định các dự án triển khai.

            + UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo các địa bàn thuộc vùng quy hoạch chuyển đổi ruộng sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung tổ chức triển khai các dự án, hình thành ban quản lý, thực hiện việc dồn điền đổi thửa, thành lập các tổ sản xuất để tổ chức đào đắp xây dựng nội đồng, vay vốn tín dụng, tiếp nhận chuyển giao kỹ nghệ, cung ứng giống, vật tư thiết bị, tổ chức sản xuất, quản lý môi trường và tiêu thụ sản phẩm.

            8. Hiệu quả kinh tế - xã hội:

            + Hiệu quả kinh tế: Đến 2010 tổng sản phẩm thuỷ sản đạt 2.705 tấn, giá trị ước tính đạt 91,12 tỷ đồng tăng 2,5 lần so với năm 2007. Đến năm 2020 tổng sản phẩm thuỷ sản đạt 9.280 tấn, giá trị ước tính 353,5 tỷ đồng. Ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò đối với nền kinh tế của tỉnh.

            + Hiệu quả xã hội: Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghịêp – nông thôn.

            9. Đánh giá tác động môi trường:

            Các hoạt động sẽ nảy sinh sau khi thực hiện quy hoạch:

            + Các tác động tích cực: Khi quy hoạch được triển khai thực hiện thì tại các vùng nuôi trọng điểm như vùng chuyển đổi ruộng, vùng hồ sẽ thu hút thêm hàng nghìn lao động nông nghiệp sang thuỷ sản. Đồng thời, thu hút thêm nhiều lao động và hình thành nên nhiều ngành nghề dịch vụ cho thuỷ sản như buôn bán, vận chuyển cá giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh…Đối với việc phát triển gnhề cá hồ chứa, ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường là nuôi cá lồng, bè (lượng chất thải ra hồ khoảng 4/5 số lượng thức ăn). Tuy nhiên phần diện tích đặt lồng, bè chỉ chiếm 4% mặt thoáng của hồ và việc cho thuỷ sản ăn được rải ra trong suốt quá trình nuôi, vì vậy chất thải vào các hồ nuôi cá gần như không đáng kể, chất thải qua đường tiêu hóa nhạnh chóng được phân huỷ góp phần bổ sung dinh dưỡng cho sinh vật phù du phát triển là cơ sở thức ăn tự nhiên của các loài thuỷ sản sẽ góp phần làm tăng sản lượng khai thác.

            + Các tác động tiêu cực: Các hoạt động thuỷ sản cũng tạo ảnh hưởng nhất định tới môi trường sinh thái vùng nuôi, những vấn đề nảy sinh cho môi trường có thể xảy ra như quản lý không chặt chẽ dẫn tới hệ luỵ là sẽ đưa các loại thuốc, hóa chất, chất kích thích sinh trưởng, chất xử lý môi trường bị cấm vào vùng nuôi, đưa giống cá có mầm bệnh, sinh vật lạ vào nuôi làm phát tán ra môi trường gâu ngu hại cho hệ sinh thái, các chất thải của sản xuất, chất thải sinh hoạt của người lao động trực tiếp ra môi trường không được xử lý, rác thải rắn trôi nổi trên mặt hồ làm mất vệ sinh và ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch. Đặc biệt, nếu quản lý không tốt còn có thể có những hành vi khai thác huỷ diệt môi trường sinh thái như dùng hóa chất độc, dùng mìn, thuốc nổ đánh cá. Do đó cần có quy chế chặt chẽ và tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sinh thái.

            + Các biện pháp phòng tránh: Áp dụng theo quy chế của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quy chế quản lý sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản; Quy chế quản lý vùng nuôi thuỷ sản tập trung; Quy chế thử nghiệm, khảo nghiệm, nhập các đối tượng mới vào địa bàn tỉnh; Quy chế quản lý giống thuỷ sản; Quy chế bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Xây dựng và triển khai các dự án bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và lưu giữ bảo tồn các đối tượng quý hiếm; Quy chế quản lý hoạt dộng du lịch trên hồ thuỷ điện Lào Cai.

            Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hoàn tất hồ sơ quy hoạch, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện. Hoàn chính các văn bản quy định chính sách về đất đai, tài chính, đầu tư hỗ trợ sản xuất, khoa học công nghệ của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển thuỷ sản đáp ứng với nội dung quy hoạch; hướng dẫn triển khai các cơ sở chính sách khuyến khích của nhà nước; Quản lý quy hoạch và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

            Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Khoa học và công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành liên quan và chủ đầu tư có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

            Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:                                                                          TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Bộ NN và PTNT                                                                             KT. CHỦ TỊCH

- TT.TU,HĐND, UBND tỉnh;                                                             PHÓ CHỦ TỊCH

- Như điều 3;                                                                                Phạm Văn Cường

- Chủ đầu tư (03 bản);                                                                             (Đã ký)

- Lãnh đạo VP;

- Lưu VT, NLN.             

           

PHỤ LỤC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH LÀO CAI ĐẾN 2010 VA ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

 

(Kèm theo QĐ số: 2861 /QĐ-UBND ngày 6 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai)

 

PHỤ LỤC 1: Quy hoạch nuôi cá truyền thống trên ao, hồ nhỏ theo địa phương

 

TT

Huyện, thành phố

Đến năm 2010

Đến năm 2015

Đến năm 2020

DT nuôi

(ha)

S.lượng

(tấn)

DT nuôi

(ha)

S.lượng

(tấn)

DT nuôi

(ha)

S.lượng

(tấn)

1

Thành phố Lào Cai

3*/210

315

8*/220

440

12*/250

750

2

Huyện Mường Khương

64

96

70

140

80

240

3

Huỵện Bát Xát

4*/210

315

12*/223

446

16*245

735

4

Huyện Si Ma Cai

8

12

20

40

30

90

5

Huyện Bắc Hà

8

12

15

30

30

90

6

Huyện Bảo Thắng

3*/650

975

10*/660

1200

12*/670

2010

7

Huyện SaPa

10

15

12

24

15

45

8

Huyện Bảo Yên

210

315

265

530

280

840

9

Huyện Văn Bàn

170

255

200

400

220

660

 

Tổng số

1.550

2.310

1.715

3.250

1.860

5.460

Ghi chú: Chữ số trước dấu * là diện tích nuôi tôm càng xanh, sau dấu * la diện tích nuôi cá

 

 

PHỤ LỤC 2: Quy hoạch nuôi cá  nước lạnh đến năm 2020

 

TT

Huyện

Đến năm 2010

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Thể tích bồn, bể

(m3)

S.lượng

(tấn)

Thể tích bồn, bể

(m3)

S.lượng

(tấn)

Thể tích bồn, bể

(m3)

S.lượng

(tấn)

I

Huyện SaPa

9.000

170

18.500

380

28.000

600

1

Xã Bản Khoang:

2.000

55

4.000

90

6.000

140

2

Xã San Sả Hồ, Tả Van:

4.000

45

6.000

110

8.000

180

3

Thị trấn Sa Pa

1.000

16

3.000

55

5.000

100

4

Xã Tả Phìn

800

14

2.500

45

3.500

80

5

TT nuôi cá nước lạnh viện NCNTTS 1 (San Sả Hồ)

1.200

40

3.000

80

5.500

100

II

Huyện Bát Xát

1.500

25

7.000

120

10.000

200

1

Xã Dền Sáng:

800

14

3500

60

5000

100

2

Xã Y Tý:

700

11

3500

60

5000

100

 

Tổng số:

10.500

195

25.500

500

38.000

800

 

Giá trị:

 

30

 

75

 

120

 

Giải quyết việc làm:

 

200

 

500

 

900

 

PHỤ LỤC 3: Quy hoạch nuôi tôm càng xanh đến năm 2020

 

Diện tích phát triển

Giai đoạn 2008-2010

Giai đoạn 2011-2015

GĐ 16-20

Tổng số đến 2020

Ao hồ nhỏ

10

20

16

46

Ruộng chuyển đổi

20

50

29

99

Cộng

30

70

45

145

 

PHỤ LỤC 3.1: Chỉ tiêu phát triển nuôi tôm càng xanh đến năm 2020

 

Chỉ tiêu

G.Đ 2008-2010

G.Đ 2011-2015 

G.Đ 2016-2020

Ruộng

Ao

Ruộng

Ao

Ruộng

Ao

Sản lượng (tấn)

30

15

140

60

262

100

Giá trị sản xuất (tỷ VNĐ)

4,5

2,2

21

9

39

15

Giải quyết việc làm (41đ/ha)

180

600

870

 

PHỤ LỤC 3.2: Quy hoạch nuôi tôm càng xanh theo địa phương

 

TT

Địa phương

G.Đ 2008-2010

G.Đ 2011-2015 

G.Đ 2016-2020

DT

SL

DT tăng

Tổng SL

DT tăng

Tổng SL

1

Huyện Bát Xát

15(112*&3)

22,5

25(23*&2)

80

10(5&10)

137,5

2

Huyện Bảo Thắng

7(4*&3)

10,5

13(12*&1)

40

15(12*&3)

87,5

3

Thành phố Lào Cai

8(4*&4)

12

32(15*&17)

80

15(12*&3)

137,5

 

Cộng

 

45

70

200

 

362,5

 

 

(20*&10)

 

(50*&20)

 

(29*&16)

 

 

Ghi chú: Chữ số có dấu * là số liệu diện tích ruộng chuyển đổi nuôi tôm càng xanh, chữ số sau dấu & là diện tích ao nuôi tôm càng xanh.

 

PHỤ LỤC 4: Chỉ tiêu chuyển đổ ruộng sang nuôi thuỷ sản đến năm 2020:

 

Chỉ tiêu

ĐVT

2008-2010

2011-2015

2016-2020

Tổng số

1. Diện tích ruộng chuyển đổi:

Chuyên nuôi thuỷ sản:

Nuôi 01 vụ thuỷ sản, 01 vụ lúa:

Ruộng nuôi xen cá trong lúa:

ha

ha

ha

ha

80

20*&30

20

10

225

30*&12

20*&38

125

269

0

29*&40

200

574

50*&42

49*&98

335

2. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng:

Sản lượng cá nuôi ruộng/năm:

Chuyên nuôi thuỷ sản:

Nuôi 01 vụ thuỷ sản, 01 vụ lúa:

Ruộng nuôi xen cá trong lúa:

Sản lượng tôm càng xanh:

 

 

tấn

tấn

tấn

tấn

tấn

100

 

70

45

20

5

30

355

 

250

105

57

88

105

1070

 

748

168

245

335

322

1525

 

1068

318

322

428

457

3. Tổng giá trị sản xuất/năm

Giá trị sản xuất từ nuôi cá:

Giá trị sản xuất từ nuôi tôm:

tỷ VNĐ

tỷ VNĐ

tỷ VNĐ

60

1,5

4,5

21

5,5

15,5

65

16,5

48,5

92

23,5

68,5

4. Tạo thêm việc làm (04 lao động/ha):

Lao động

500

1124

1834

3458

Ghi chú: Chữ số có dấu * là diện  tích nuôi tôm càng xanh, chữ số sau dấu & là diện tích nuôi cá.

 

PHỤ LỤC 4.1: Tổng diện tích nuôi thuỷ sản ruộng đến năm 2020:

 

Huyện, thành phố

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

Thành phố Lào Cai

4*&14

19*&35

31*&78

Huỵện Bát Xát

12*&0

35*&25

40*&60

Huyện Bảo Thắng

4*&12

16*&32

28*&50

Huyện Bảo Yên

3

50

95

Huyện Văn Bàn

15

35

55

Huyện Mường Khương

20

25

50

Huyện Si Ma Cai

0

15

45

Huyện Bắc Hà

0

18

33

Toàn tỉnh

20*&64

70*&235

99*&466

 

PHỤ LỤC 5: Chỉ tiêu phát triển thuỷ sản hồ chứa đến năm 2020

 

Chỉ tiêu phát triển

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

1. Diện tích hồ phát triển TS (ha)

Năng suất (tấn/ha):

Sản lượng (tấn):

Tạo việc làm (2ha/01 lđ)

250

0,2

50

125

2000

0,3

600

1000

3000

0,4

1200

1500

2. Nuôi cá lồng bè trên hồ (m3):

Năng suất (tấn/ha):

Sản lượng (tấn):

Tạo việc làm (100m3/01 lđ)

0

0

0

0

10000

15

150

100

30000

25

750

300

3. Tổng SL nuôi trên hồ (tấn):

50

750

1950

4. Giá trị sản xuất (tỷ đồng):

1

16,5

43

5. Tạo việc làm cho số người

125

1100

1800

 

PHỤ LỤC 5.1: Kế hoạch nuôi cá lồng trên hồ đến năm 2020:

Huyện, thành phố

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

Thể tích lồng, bè

(m3)

S.lượng

(tấn)

Thể tích lồng, bè

(m3)

S.lượng

(tấn)

Thể tích lồng, bè

(m3)

S.lượng

(tấn)

Thành phố Lào Cai

-

-

1200

18

4000

100

Huỵện Bát Xát

-

-

1000

15

3500

87,5

Huyện Bảo Thắng

-

-

1500

22,5

5000

125

Huyện Bảo Yên

-

-

1500

22,5

4000

100

Huyện Văn Bàn

-

-

1000

15

3000

75

Huyện Mường Khương

-

-

1000

15

2500

62,2

Huyện Si Ma Cai

-

-

800

12

2000

50

Huyện Bắc Hà

-

-

1000

15

3000

75

Toàn tỉnh

-

-

9000

135

27000

647,7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5.2: Quy hoạch khu vực nuôi cá lồng trên hồ đến năm 2020:

1. Thành phố Lào Cai: Phường Thống nhất, xã Vạn Hoà, phường Bắc Cường...

2. Huyện Mường Khương: Bản Xen, Bản Lầu, Lùng Vai...

3. Huyện Bát Xát: Thị trấn Bát Xát, xã Cốc San, Quang Kim...

4. Huyện Si Ma Cai: Xã Cán Cấu, Bản Mế...

5. Huyện Bắc Hà: Xã Cốc Ly, Cốc Lầu, Bảo Nhai...

6. Huyện Bảo Thắng: Xã Phú Nhuận, Thái Niên, Xuân Giao, Sơn Hải, Sơn Hà...

7. Huyện Bảo Yên: Xã Kim Sơn, Việt Tiến, Minh Tân...

8. Huyện Văn Bàn: Xã Võ Lao, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ...

9. Huyện SaPa: Xã Bản Khoang, Séo Trung Hồ, Lao Chải...

 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập