Lào Cai 22° - 25°
Sở Nông nghiệp và PTNT tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỳ niệm 60 năm ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958-23/9/2018), 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018)

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Lào Cai về Phát động Đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958-23/9/2017), 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1946-11/6/2018). Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958-23/9/2018),70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018).

            * Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai. Xây dựng và ban hành văn bản tổ chức triển khai phong trào thi đua: Nhận thức sâu sắc về mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đợt thi đua, ngay sau khi có kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản Phát động Đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958-23/9/2017), 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1946-11/6/2018). Triển khai sâu, rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nội dung thi đua "2 thạo, 3 đúng, 3 không". Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trong ngành trên cơ sở thực tế về tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh để cụ thể hóa nội dung “2 thạo, 3 đúng, 3 không” gắn với đặc thù phòng, ban, đơn vị trực thuộc và sát với thực tế vị trí việc làm, nhiệm vụ được phân công của mỗi cán bộ công chức, viên chức; hàng tháng, qúy thực hiện việc bình xét cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện nội dung này. Hằng tháng, quý viết tin, bài, ảnh giới thiệu gương điển hình tiên tiến đạt “ 2 thạo, 3 đúng, 3 không” trên cổng thông tin điện tử của Sở, của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh.

 Là cơ quan được giao chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các huyện thành phố, các xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai thực hiện nội dung thi đua mỗi địa phương một mô hình sản phẩm chủ lực và chuỗi liên kết sản phẩm, Sở Nông nghiệp đã phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) hướng dẫn chi tiết thực hiện kế hoạch về  nội dung thi đua “Mỗi xã 01mô hình,01 sản phẩm chủ lực và chuỗi liên kết sản phẩm” để các đơn vị, địa phương thống nhất tổ chức triển khai thực hiện và bình xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong đợt thi đua.

* Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện đợt thi đua: Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho lãnh đạo các phòng ban, đơn vị phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,  Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ ngành... tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực hưởng ứng đợt thi đua và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc theo dõi đánh giá kết quả đợt thi đua.

            * Kết quả đợt thi đua:

            * Kết quả đăng ký tham gia đợt thi đua đặc biệt: 100% các tập thể, cá nhân trong ngành đăng ký tham gia đợt thi đua đặc biệt phấn đấu hoàn thành toàn diện vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm kế hoạch năm 2017 và 2018. Thông qua hoạt động đăng ký tham gia đợt thi đua đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chủ động học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

* Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 và 8 tháng đầu năm 2019 so với chỉ tiêu kế hoạch giao:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất Nông lâm nghiệp năm  2017 đạt 6.168.000 triệu đồng, bằng 100 % so KH (theo giá so sánh 2010); giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 62,6 triệu đồng, đạt 101% KH. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 305.334 tấn (vượt 5.334 tấn so KH), bằng 101,8 so với KH. Trong 6 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất Nông lâm nghiệp đạt 2.738.192,59 triệu đồng, bằng 107,1 % so  với cùng kỳ.

- Diện tích trồng mới chè: Diện tích trồng mới năm 2017 đạt 455 ha,  bằng 100% kế hoạch. Năm 2018 kế hoạch giao 260 ha, tính hết tháng 8/2018 đã chuẩn bị được 7,84 triệu bầu, đủ giống cho trồng chè mới theo kế hoạch.

            - Chăn nuôi:  Năm 2017, tổng đàn gia súc chính đạt 682.600 con, bằng 100% kế hoạch; đàn gia cầm 3,845 triệu con, đạt 100% kế hoạch. Sản lượng các loại thịt hơi các loại đạt 59.832, đạt 97% so kế hoạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng đàn gia súc chủ yếu đạt 650.196 con, đạt 97,1% so KH và bằng 100,8% so CK, tổng đàn gia cầm chủ yếu đạt 3.777 nghìn con, đạt 95,6 % so KH và bằng 103,8% so CK; sản lượng thịt hơi các loại đạt 28.979 tấn, đạt 48,3 % KH và bằng 105,7% so CK.

- Sản xuất lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng năm 2017 đạt 8.000 ha bằng 111,8% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ đạt 54,2%, bằng 100% kế hoạch.

Tính đến hết tháng 8 năm 2018 các chỉ tiêu lâm sinh cơ bản đạt tiến độ đề ra, trồng mới được 3.981,7 ha, đạt 66,4% so KH và bằng 102,9% so CK và đã chuẩn bị đủ giống phục vụ trồng rừng cho kế hoạch năm 2018.

- Thủy sản: Năm 2017 toàn tỉnh có 2.058 ha diện tích thủy sản được người dân đưa vào sản xuất, đạt 100% kế hoạch; thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 48.939 m3 bồn bể, cá lồng bè đạt 10.440 m3 tương đương 348 lồng; sản lượng đạt 6.800 tấn đạt 100% so với kế hoạch năm. Tổ chức sản xuất giống đảm bảo đủ số lượng, chất lượng giống cung ứng nhu cầu nuôi thương phẩm của nhân dân.

Đến hết tháng 8 năm 2018 đã có 2.079 ha diện tích thủy sản được người dân đưa vào sản xuất, bằng 104% so CK và 100% KH; sản lượng ước trên 7.000 tấn đạt 100% KH. Tổ chức sản xuất giống thủy sản đảm bảo đủ số lượng, chất lượng giống cung ứng nhu cầu nuôi thương phẩm của nhân dân.

- Thủy lợi: Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo chủ động tưới cho 9.913/10.100 ha đạt 98,15% diện tích lúa vụ Đông Xuân 2017-2018, tăng 0,38% so với CK; công tác quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, chính quyền một số địa phương đã thực sự tham gia vào cuộc; định kỳ tổ chức rà soát lại danh mục công trình cấp nước theo đúng Thông tư 54/2013/TT-BTC, do đó từng bước nắm được số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình hình biến động của công trình để phục vụ công tác đầu tư, quản lý, khai thác, xác lập hồ sơ công trình và chủ thể được giao quản lý công trình. Khoảng 87% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% so KH.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Huy động các các cơ quan, đơn vị, tập thể, doanh nghiệp, nhân dân tham gia tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới. Năm 2017 có 07/08 xã đạt tiêu chí NTM, bằng 85,3% kế hoạch.

Theo tổng hợp, kiểm tra, theo dõi, trong 8 tháng đầu năm 2018: các huyện, xã đang tích cực tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đối với 8 xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới năm 2018; ước chỉ tiêu số tiêu chí bình quân/xã thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 10,06 tiêu chí/xã, bằng 100,4% so với cùng kỳ và đạt 85,84% kế hoạch năm 2018.

* Đánh giá chung: Năm 2017, Sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết khí hậu, thiên tai nhưng với sự nỗ lực của ngành Nông nghiệp nên các chỉ tiêu cơ bản đã hoàn thành, nhiều chỉ tiêu đã  đạt và vượt mức kế hoạch giao. Công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có chuyển dịch đúng hướng.

 Tính đến 8 tháng đầu năm 2018: Tiến độ gieo cấy lúa Mùa và các cây trồng vụ Hè Thu được thực hiện đảm bảo thời vụ; công tác chuẩn bị giống chè trồng mới năm 2018 đảm bảo; công tác chuẩn bị giống cây lâm nghiệp và tiến độ trồng rừng thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ đề ra và tăng so với cùng kỳ; công tác kiểm tra, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc được triển khai quyết liệt; đàn vật nuôi phát triển ổn định, các sản phẩm chăn nuôi (thịt, cá, trứng...) đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các công tác khác như: khuyến nông, quản lý chất lượng, xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn, thủy sản, phòng chống thiên tai được thực hiện tốt, đảm bảo yêu cầu cho phục vụ sản xuất và kế hoạch đặt ra.

* Kết quả xây dựng điển hình tiên tiến:

- Xác định, việc xây dựng các cá nhân điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai các phong trào thi đua của đơn vị. Công chức, viên chức được lựa chọn làm điển hình tiên tiến là các cá nhân đạt tiêu chuẩn “2 thạo, 3 đúng, 3 không”; gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch đơn vị giao. Thông qua phong trào thi đua đã phát hiện nhiều điển hình tiên tiến, đó là những kiểm lâm viên địa bàn không quản khó khăn vất vả ngày đêm bám trụ địa bàn cơ sở thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; những cán bộ khoa học kỹ thuật thường xuyên có mặt trên đồng ruộng chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; theo dõi, khảo nghiệm các loại giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của các vùng trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu thị trường để đưa vào sản xuất mang lại giá trị thu nhập cao (năm 2017 và 2018 đã đưa vào sản xuất thành công 3 cây: cây sả, cây dâu và đang khảo nghiệm cây gai xanh). Tổ chức chỉ đạo cơ cấu rải vụ cây vụ đông 2017-2018 thành công mang lại hiệu quả rất cao, đạt giá trị bình quân thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác là 80,4 triệu đồng/ha, tăng 20 triệu so với vụ đông 2016-2017.

- Trong đợt thi đua, đơn vị đã bình xét, suy tôn 25 cá nhân tiêu biểu đạt tiêu chuẩn“2 thạo, 3 đúng, 3 không”, niêm yết công khai tại đơn vị.

- Kết quả tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến: Các phòng ban, đơn vị thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nhận rộng các cá nhân tiêu biểu, các điển hình tiên tiến trong các buổi họp giao ban; họp công đoàn, nhất là trong buổi phát động thi đua toàn diện đầu năm.

* Kết quả triển khai nội dung mỗi xã 01 mô hình sản phẩm chủ lực và chuỗi liên kết sản phẩm:

* Kết quả triển khai thực hiện mỗi xã 01 mô hình, 01 sản phẩm chủ lực

Từ bài học kinh nghiệm tham gia chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh, khẳng định chương trình OCOP là hướng đi đúng, sáng tạo trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn việc tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy thế mạnh của địa phương. Chương trình không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất, mà còn có ý nghĩa giải quyết các vấn đề quan trọng của nông thôn như: Giảm nghèo, việc làm, xây dựng những tổ chức liên kết cộng đồng bền vững.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 113 sản phẩm lợi thế, thống kê 06 nhóm sản phẩm khu vực nông thôn theo Chương trình OCOP, gồm nhóm Thực phẩm có 67 sản phẩm; nhóm Đồ uống có 17 sản phẩm; nhóm Thảo dược có 08 sản phẩm; nhóm Vải và may mặc có 09 sản phẩm; nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí có 07 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 03 sản phẩm. Các sản phẩm trên được sản xuất bởi 103 tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó có 04 Công ty Cổ phần, 16 công ty TNHH, 11 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác liên kết hộ sản xuất kinh doanh.

Hưởng ứng đợt phát động thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai, 70 năm ngày Bác hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do UBND tỉnh phát động và triển khai thực hiện tại Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 22/9/2017, Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai xác định và phối hợp với các địa phương trong tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh của vùng cao gồm: các loại cây trồng ôn đới như: táo, lê, đào, mận, hoa hồng, hoa ly, địa lan, cây dược liệu, rau trái vụ,... nuôi cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm. Bên cạnh đó, các xã vùng thấp tập trung phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới như dứa, chuối, cam, quýt,... đặc biệt là phát triển vùng nguyên liệu chế biến chè,...; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ấm (cá chiên, cá lăng chấm, tôm càng xanh,…). Các địa phương như: Bắc Hà, Bảo Yên, Sa Pa, Bát Xát đã tích cực triển khai và mời cơ quan quản lý, chuyên gia về OCOP đến tư vấn để thực hiện Chương trình mỗi xã 01 sản phẩm.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã hình thành và phát triển 27 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trong đó: tập trung phát triển các chuỗi như: rau ôn đới, thịt lợn bản địa, thịt lợn thảo dược, gạo Séng cù, tương ớt, cá nước lạnh, mật ong, phấn hoa, sản phẩm dược liệu: Atiso, đương quy, sa nhân…). 27 chuỗi cung ứng nông sản an toàn cơ bản đã đảm bảo tiêu chí là sản phẩm OCOP. Hiện đang hoàn thiện trình phê duyệt Đề án.

Ngoài việc phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh, các địa phương cũng tích cực xây dựng các mô hình: Chăn nuôi gia cầm của Hợp tác xã Quý Hiền; chăn nuôi gà thịt của Hợp tác xã Xuân Tiến; trồng măng bói xã Khánh Yên Thượng; sản xuất lúa nếp Thẩm Dương; trồng cây Lê Tai Nung tại Sa Pa của Hợp tác xã Thắng Lợi; cánh đồng một giống lúa Thiên Ưu của xã Hợp Thành; chế biến thuốc tắm của xã Tả Phìn; cây ăn quả ôn đới công nghệ cao xã Lùng Sui; trồng cây sa nhân của xã Tả Ngải Chồ; sản xuất miến đao của Hợp tác xã Thành Sơn.

* Về xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 

Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm đưa các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, là con đường ngắn nhất thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, liên kết giúp các HTX mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, ổn định kinh tế cho các hộ thành viên, góp phần tích cực thực hiện tiêu chí thứ 13 trong xây dựng nông thôn mới, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, giải quyết đầu ra cho nông sản và an toàn thực phẩm cho người dân.

Lào Cai là địa phương có nhiều lợi thế về khí hậu, đất đai với sự đa dạng các sản phẩm đặc sản. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và phát triển các chuỗi nông sản đặc sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường được người tiêu dùng chấp nhận như: Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè; liên kết tiêu thụ dược liệu; liên kết tiêu thụ rau, hoa; lúa gạo, ngô, sắn, đao riềng, ớt và liên kết trong chăn nuôi lợn, gà…Trong đó liên kết sản xuất trong trồng trọt tăng nhanh, hiện có khoảng 5.972 ha vùng nguyên liệu có liên kết sản xuất giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp với 12.504 hộ nông dân tham gia liên kết (liên kết sản xuất chè: 3.044  ha, sản xuất dược liệu: 302,7 ha, sản xuất rau, hoa, củ, quả 533 ha, sản xuất tiêu thụ lúa, ngô: 1967,5 ha... ). Hình thức tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm trong chăn nuôi đã được hình thành và phát triển khá ổn định tại một số HTX như HTX chăn nuôi Quý Hiền (Bảo Thắng) cho lợi nhuận bình quân mỗi hộ từ 200-300 triệu đồng/hộ/năm; Liên kết sản xuất giữa HTX Hướng nghiệp, HTX Thịnh Phú với công ty DABACO trong phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn…Ngoài việc thúc đẩy các hoạt động liên kết nội tiêu trong tỉnh, Ngành Nông nghiệp Lào Cai đã liên kết, hợp tác với các tỉnh thành phố, để kết nối đưa các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện đã hình thành các mối liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn giữa các doanh nghiệp của Lào Cai với các doanh nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Ninh... và Xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Đông..

            Quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua, Sở Nông nghiệp và PTNT luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, chỉ đạo  của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, sự  hưởng ứng tích cực của các tổ chức đoàn thể quần chúng và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành làm cho phong trào thi đua được triển khai kịp thời, rộng khắp và hiệu quả.

             Phòng Tổ chức cán bộ Sở

 


Tin khác
1 2 3 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập