Hiện tổng diện tích chuối tại Lào Cai 3.380ha, trong đó diện tích trồng mới 1.055 ha, diện tích cho thu hoạch 2.474 ha, sản lượng đạt khoảng 61.318 tấn.
Cán bộ Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc cây chuối cho nông dân xã Xuân Hoà, huyện Bảo Yên
Đến nay, Lào Cai đã cấp được 14 mã vùng trồng, 08 cơ sở đóng gói nông sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và 215 ha chuối VietGAP. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối của Lào Cai chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.
Để cây chuối phát triển tốt, hạn chế được các sâu bệnh, bà con nông dân cần lưu ý về thời vụ, cơ cấu giống và một số loại sinh vật hại chính trên cây chuối năm 2023 như sau:
Về thời vụ: Cây chuối thời vụ có thể bố trí trồng quanh năm tuỳ thuộc vào ẩm độ và khả năng cung cấp nước tưới cho cây. Thực hiện trồng mới chuối vào 2 vụ trồng chính trong năm là Vụ Xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ Thu ( từ tháng 8 đến tháng 10).
Cơ cấu giống: Chủ yếu sử dụng giống chuối tiêu xanh, chuối tây, chuối ngự Đại Hoàng…
Buổi thực hành trồng chăm sóc cây chuối của bà con nông dân xã Xuân Hoà, huyện Bảo Yên
Một số loại sinh vật hại chính trên cây chuối
Sâu đục thân, đục củ chuối: phát sinh gây hại quanh năm, nhất là trên các vườn chuối trồng lâu năm, vệ sinh chăm sóc kém.
Bọ giáp (bọ cánh cứng gặm vỏ quả): Gây hại quanh năm trong vườn
chuối, phát triển sinh sản mạnh trong mùa mưa, thường hại nặng trong các vườn chuối già cỗi, lâu năm, chăm sóc kém.
Bệnh héo rũ Panama phát sinh gây hại trên các nương trồng thâm canh lâu năm, đặc biệt bệnh sẽ lây lan nhanh sau các đợt mưa kéo dài. Ngoài ra bệnh cháy lá, sâu đục thân, bọ nẹt… gây hại rải rác.
Bà con cần dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, cây trồng, để chủ động phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tránh để lây lan ra diện rộng.
Lưu Hoà