Để chủ động triển khai kế hoạch sản xuất năm 2023 từ sớm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh và thực hiện thắng lợi mục tiêu Đề án số 01-ĐA/TU và Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng ngắn ngày vụ Xuân và vụ Mùa sớm năm 2023, cụ thể như sau:
1. Đối với cây lúa
Lúa Xuân: Dự kiến toàn tỉnh gieo cấy khoảng 9.876ha. Trong đó: huyện Văn Bàn 3.402ha, Bảo Yên 2.596ha, Bảo Thắng 1.520ha, Bát Xát 1.010ha, Mường Khương 424 ha, Bắc Hà 435ha và TP Lào Cai 489 ha.
Thời vụ: Tiến hành gieo cấy xung quanh tiết lập Xuân 04/02/2023 (tức ngày 14 tháng 01 âm lịch); cấy khi mạ có 3 lá thật và kết thúc cấy trong tháng 3 để kịp thời thu hoạch, giải phóng đất sản xuất vụ Mùa.
Cơ cấu giống: Sử dụng giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 120 -130 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương; giống có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ ổn định.
Bà con nông dân xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên áp dụng theo phương pháp cải tiến SRI
Nhóm giống lúa lai sử dụng các giống chủ lực như: LC25, LC270, LC212, Việt lai 20, Thái Xuyên 111, ADI 28, ADI 73, MHC2,… Nhóm giống lúa thuần như: BC15, BC15 kháng đạo ôn, TBR225, TBR88, Thiên ưu 8, Hà Phát 3, Đài thơm 8, VNR20, LH12, Bắc thơm, Tám thơm,…; các giống lúa địa phương Séng cù, Bản Liền, nếp…
Vụ mùa sớm vùng cao: Toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 13.000ha, trong đó: huyện Bát Xát 2.960ha, Văn Bàn 750ha, Mường Khương 1.200ha, Bắc Hà 2.470ha, Si Ma Cai 1.800ha, Bảo Thắng 100ha, TP Lào Cai 120ha, thị xã Sa Pa 3.600ha
Thời vụ: Đối với những chân ruộng thuận lợi đủ nước cấy, gieo mạ trong tháng 4 và cấy xong trong tháng 5. Những chân ruộng có nguy cơ bị khô hạn, thiếu nước gieo mạ trong tháng 5, cấy trong tháng 6 và kết thúc trước 05/7.
Cơ cấu giống: Tùy điều kiện cụ thể để bố trí cơ cấu giống phù hợp, giống có thời gian sinh trưởng dài bố trí đầu khung thời vụ, giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày hơn bố trí giữa và cuối khung thời vụ. Một số giống chủ yếu được gieo cấy như:
Nhóm giống lúa lai sử dụng các giống như: LC25, LC270, LC212, Việt lai 20, Thái Xuyên 111, ADI 28, ADI 73, MHC2,… Nhóm giống lúa thuần, chiếm khoảng 60% diện tích gieo cấy, sử dụng các giống chủ lực như: Séng cù, BC15 kháng đạo ôn, TBR225, TBR88, Thiên ưu 8, Hà Phát 3, Bắc thơm, Tám thơm,…; các giống lúa địa phương như Séng cù, Bản Liền, nếp địa phương…
2. Đối với cây ngô
Ngô Xuân: Diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 10.753 ha. huyện Văn Bàn 2.315ha, Bảo Yên 1.504ha, Bảo Thắng 1.843ha, Bát Xát 3.060ha, Mường Khương 1.300ha, Bắc Hà 240ha và TP Lào Cai 491 ha.
Thời vụ: Thời vụ gieo trồng vùng thấp từ trung tuần tháng 2, tháng 3 tập trung tại huyện Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.
Cơ cấu giống: Sử dụng các giống chủ lực như: DK (6919S, 9955S); NK (6101, 6275, 4300, 4300BT/GT, 66BT/GT); CP511, CP111, CP311; LVN885, LVN5885, LVN10, VS36,…
Ngô chính vụ vùng cao: Diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 13.150ha, trong đó: Mường Khương 3.500ha, Bắc Hà 3.850ha, Sa Pa 1.350ha và Si Ma Cai 4.400ha.
Thời vụ: Những nơi chân đất đủ ẩm có thể tranh thủ gieo trồng từ giữa tháng 3 đến tháng 4 và có thể kéo dài đến 10/5.
Cơ cấu giống: Sử dụng các giống chủ lực như: DK (6919S, 9955S); NK (6101, 6275, 4300, 4300BT/GT, 66BT/GT); CP511, CP111, CP311; LVN885, VN5885, LVN10, VS36,…
3. Đối với cây Đậu tương, cây lạc
Thời vụ: Vùng thấp, tập trung gieo trồng từ trung tuần tháng 2, kết thúc trong tháng 3. Vùng cao, trồng từ cuối tháng 2, có thể kéo dài và kết thúc trước 10/4 (nếu trồng tăng vụ trên đất ruộng 1 vụ kết thúc trước ngày 10/3 để kịp thời giải phóng đất để gieo cấy lúa Mùa).
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, có thể áp dụng chuyển đổi, luân canh trên đất trồng lúa: Lạc, đậu tương Xuân - Lúa Mùa - Cây vụ Đông. Cơ cấu giống đậu tương, lạc đưa vào sản xuất như: ĐVN10, ĐT26, DT2001, DT2008 và giống lạc MD7, L26, L27, TB25.
Lưu ý trong sản xuất vụ Xuân và vụ Mùa sớm (chân ruộng 1 vụ)
Về cơ cấu giống: Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch sản xuất và các mô hình liên kết, mô hình trình diễn giữa doanh nghiệp và người dân tại địa phương có thể bố trí trồng các loại giống lúa, ngô khác đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép lưu hành và sản xuất. Đối với 1 số vùng sản xuất lúa Séng cù tại huyện Bát Xát không nên cấy trước tháng 02 để khi lúa trỗ bông hạn chế ảnh hưởng bất thuận của thời tiết. Khuyến cáo người dân không sử dụng giống tự để qua nhiều vụ, giống cũ từ nhiều năm trước (Séng cù, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7, Khang dân, Nhị ưu 838 cũ,...). Chỉ sử dụng các giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức, giống đã được trồng trình diễn tại Lào Cai và được đánh giá kết quả tốt.
Về thời tiết: Vụ Đông Xuân ở các khu vực vùng thấp có khả năng nhiệt độ giảm còn 3-40C, vùng cao 1-20C, vùng núi cao thị xã Sa Pa thấp nhất - 1 đến - 20C. Vì vậy, cần lưu ý không gieo mạ hoặc cấy vào các ngày nhiệt độ <150C. Hướng dẫn nhân dân chăm sóc, bảo vệ tốt mạ xuân bằng cách bón bổ sung phân lân, kali, phân hữu cơ vi sinh và che phủ mạ bằng nilon trắng để giữ ấm chân mạ, tuyệt đối không bón thúc đạm cho mạ; có kế hoạch dự trữ giống để gieo bù lượng mạ khi thiếu hụt.
Lưu Hoà