image banner
Lào Cai (Lào Cai) 32° - 34°
Lào Cai phấn đấu kết thúc cấy trong tháng 3

         Thời điểm này, nông dân các địa phương trong tỉnh Lào Cai tập nập thu hoạch cây vụ đông, giải phóng đất để sản xuất vụ xuân 2024.

         Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 9.800 ha lúa, nông dân trong tỉnh cần tiến hành gieo mạ xung quanh tiết lập xuân 04/2/2024 và kết thúc cấy trong tháng 3 để kịp thu hoạch, giải phóng đất sản xuất vụ mùa.

anh tin bai

Nông dân trong tỉnh cần áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo phương châm 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất (giảm giống, giảm phân bón, tiết kiệm nước tưới, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị).

          Do thời vụ trùng với dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, nên bà con cần chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư phân bón và bố trí nhân lực sản xuất đúng thời vụ. Khuyến khích nông dân sử dụng giống ngắn ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và giống có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định…sử dụng giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 120 -130 ngày, trong đó:

         Nhóm giống lúa lai sử dụng các giống chủ lực như: LC25, LC270, LC212, Việt lai 20, Thái Xuyên 111, ADI 28, ADI 168, Hana số 7, Hana 318, MHC2,…

           Nhóm giống lúa thuần như: BC15, BC15 kháng đạo ôn, VNR20, TBR88, Thiên ưu 8, Hà Phát 3, Đài thơm 8, VNR20, LH12, BG1, Đại dương 2, Nam Dương 502, Bắc thơm, Tám thơm,…; các giống lúa địa phương Séng cù, Tẻ Ken, Bản Liền và các giống địa phương…

         Nông dân cần tập trung thu dọn tàn dư thực vật, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, cày ải, ngâm dầm để tiêu diệt mầm bệnh phát sinh gây hại; Tăng cường kỹ thuật ngâm ủ hạt giống, làm mạ, che phủ nilon để phòng tránh rét cho mạ, tưới đủ nước để giữ ấm cho mạ; không bón phân đạm vào những ngày trời rét, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp để chống rét và phòng trừ sâu bệnh hại. Không gieo mạ và cấy trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C, không bón thúc đạm cho lúa trong những ngày rét đậm; đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp như cấy mạ non, cấy 1 dảnh, bón phân cân đối, bón thúc sớm sau khi lúa bén rễ hồi xanh. Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích cánh đồng 1 giống, sử dụng lúa chất lượng và áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI) góp phần thực hiện theo phương châm 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất (giảm giống, giảm phân bón, tiết kiệm nước tưới, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị).

          Các địa phương chủ động bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lí. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, rà soát lại những diện tích đất ruộng không chủ động nước tưới, điều chỉnh thời gian gieo mạ phù hợp tránh hiện tượng mạ chờ ruộng hoặc để mạ già, mạ ống ảnh hưởng tới năng suất. Chủ động phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích bị khô hạn không gieo cấy được sang các cây loại cây trồng cạn như ngô, đậu tương, rau, lạc, cây ăn quả…tăng cường kiểm tra quản lý vật tư nông nghiệp đầu vào( giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…)

          Tăng cường công tác dự tính, dự báo, chủ động điều tra phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và phòng trừ hiệu quả; áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM), hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học, ưu tiên sử dụng thuốc BVTV, phân bón có nguồn gốc sinh học, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tăng cường tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Lưu Hoà

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập