Lào Cai 25° - 28°
KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI THƯƠNG PHẨM

 

Ốc nhồi là loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao, thịt  thơm ngon, giầu chất dinh dưỡng, được ưu tiên có mặt trong nhà hàng, từ bình dân đến cao cấp. Ốc nhồi được nuôi phổ biến ở hệ thống ao, đầm, ruộng trũng…thức ăn của ốc nhồi là mùn bã hữu cơ, lá, các loại thực vật thuỷ sinh như bèo, rau muống, các loại rong rêu… ngoài ra ốc còn có thể ăn các loại thức ăn tinh khác như cám gạo, bột đậu tương, bột ngô, bột cá… Ốc nhồi dùng làm thuốc trong y học như: Lợi thủy, thanh nhiệt, chữa sốt nóng, đái khó, phù nề, vàng da, bệnh tiểu đường, trĩ…Để giúp bà con nông dân có những kiến thức cơ bản về chăn nuôi ốc nhồi nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập chúng tôi xin giới thiệu Quy trình chăn nuôi ốc nhồi thương phẩm cụ thể như sau:

1. Cải tạo ao nuôi

Ao nuôi thương phẩm ốc nhồi có diện tích từ 100 – 1.000m2, độ sâu của ao từ 0,8 – 1,5m, độ dầy bùn đáy ao 15 – 20cm, pH 6,5 -8. Ao nuôi được tát cạn, bắt hết cá tạp, dọn sạch cỏ ở đáy và xung quanh bờ ao. Lấp hết hang hốc quanh bờ ao, khắc phục mọi chỗ rò rỉ, tu sửa lại bờ ao và mái ao, sửa chữa toàn bộ hệ thống đăng chắn và hệ thống cống.

2. Vệ sinh, khử trùng ao

Dùng vôi bột rải đều khắp ao với liều lượng 7 – 10kg/100m2 đểđiều chỉnh pH và diệt hết các mầm bệnh còn lưu trong ao. Phơi đáy ao 5 – 7 ngày, phơi đến khi đất nứt chân chim. Sau đó dùng phân chuồng (40 – 50 kg/100m2) rải đều khắpđáy ao, phân xanh (30 – 40kg/100m2) bó lại thành từng bó vùi xuống bùn. Cấp nước từ từ vào ao qua cống có lưới lọc. Ao nuôi thả bèo lục bình (hoặc cắpít cọc tre) 1/4 ao nuôi làm giá để cho ốc bám.

3. Mùa vụ và mật độ

Mùa vụ thả ốc nhồi thường vào tháng 4-5 dương lịch,cỡ giống từ 2000-2500 con/kg.

Mật độ thả: 50-100/m

4. Chăm sóc

Thức ăn chính của ốc là thức ăn xanh như rong, bèotấm, bèo hoa dâu, lá mùng, lá khoai lang...

Thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, bột đậu tương rang,bột cá... có thể phối trộn thức ăn theo công thức: 50%thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế (40%cám gạo,20% bột ngô, 15% thịt cá tạp, 35% bột đậu tương. Choốc ăn 15-20% khối lượng ốc trong ao khi ốc ở giai đoạn còn nhỏ, ăn 5-10% khối lượng ốc trong ao khi ốc ở giai đoạn lớn và gần thu hoạch.

Hàng ngày cho ốc ăn hai lần vào buổi sáng và chiềutối.

5. Quản lý và thu hoạch

Quản lý

Chú ý thức ăn cho ốc phải tươi

Theo dõi tình hình môi trường ao nuôi, khi có hiện tượng bất thường cần xử lý kịp thời, tránh môi trường ao nuôi quá bẩn. Luôn đảm bảo ổn định pH 6,5-8, không để pH<6,5 vì ốc ưa môi trương trung tính hơi kiềm.

Thu hoạch

Sau 4-5 tháng nuôi khi ốc đạt cỡ 25-35con/kg có thể đánh tỉa dần ốc lớn, ốc nhỏ nuôi tiếp và thu hoạch toàn bộ.

5. Một số bệnh thường gặp khi nuôi

1. Ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng

Rất dễ để dễ dàng quan sát bệnh lý này ở ốc nhồi bằng cách quan sát phần miệng (nắp) của ốc hoặc phần đít sau cùng của ốc. Hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các đường rảnh nhỏ như đường chỉ kim, ăn đục vào bên trong phần thân của ốc hoặc tình trạng nắp, miệng ốc bị ăn mòn làm mỏng mài ốc diễn ra ngay ở nắm miệng (nắp) của ốc. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là môi trường nước bị ô nhiễm hoặc chật chội, khiến cho ốc nhồi không có nhiều không gian để di chuyển, hoặc nguồn nước lâu ngày quá bị ô nhiễm, tình trạng ốc chỉ nằm 1 chỗ, ít hoặc không chịu di chuyển sẽ là cơ hội để các loại ký sinh trùng dễ dàng tất công và gây hại cho ốc

2. Các loại rêu xanh bám vào thân ốc quá nhiều

Ở những ao hồ thiếu lượng nước vào ra thường xuyên, nếu không được cải tạo tốt hàng năm sẽ làm cho các loại rong, rêu xanh phát triển ngày càng dày đặc, không chỉ làm cản trở việc dichuyển, chiếm không di chuyển của ốc mà còn khiến cho rêu xanh bám ngày một nhiều vào vỏcủa ốc. Một khi các loại rêu xanh, mảng bám bám vào thân ốc thì đó lại là một hạn chế cực kỳ nguy hiểm đối với ốc nhồi. Đây cũng là cơ hội để các loại ký sinh trùng có hại thường xuyên hiện diện trong các loại rêu xanh có cơ hội tấn công ốc nhồi

3. Bệnh xưng vòi ở ốc nhồi

Đây là căng bệnh nguy hiểm nhất tính đến thời điểm hiện tại. Một khi ốc nhồi mắc phải căn bệnh này thì không thể cứu chữa được. Có thể dẫn tới ốc nhồi bị chết hàng loạt.

Biểu hiện: Đầu tiên là ốc nhồi ít di chuyển hơn so với bình thường, khả năng tiêu thụ thức ăn ít đi một cách nhanh chóng

- Tiếp theo là ốc nổi trên mặt nước, ở giai đoạn này có thể quan sát thấy vòi của ốc bắt đầu bị thâm, xưng (dễ quan sát nhất là chiều tối và sáng sớm)

- Tiếp đến ốc khép miệng lại nổi trên mặt nước và có dấu hiệu mất thăng bằng, nằm nghiêng trên mặt nước. Khi vớt ốc lên có mùi hôi, mài của ốc có dấu hiệu không bám sát miệng ốc nữa

- Vòi ốc chính là bộ phận định vị phương hướng tìmnguồn thức ăn của ốc và xác định các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, dòng chạy nguồnnước…Chính vì thế, khi xuất hiện căn bệnh này thìốc nhồi hoàn toàn bị mất tầm kiểm soát, suy giảm về khả năng di chuyển, sức đề kháng, khả năng định vị và tìm kiếm thức ăn.

- Khi gặp phải tình trạng này ở ốc nhồi thì khả năng cứu chữa là gần như không thể, giải pháp tốt nhất đấy là nhanh chóng thay toàn bộ nước và nên cáchly, vớt hết những con ốc nhồi đang bị bệnh để cách ly với những con ốc nhồi khỏe mạnh.

Nguyễn Duy Tân
Trung tâm Khuyến nông và DVNN




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập